Đăng ký

Soạn bài: Một thứ quà của lúa non: Cốm (siêu ngắn)

1,853 từ Soạn bài

- Phần 1 (từ đầu đến cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng): Cảm nghĩ về cội nguồn của cốm

- Phần 2 (tiếp đến thưởng thức được những vẻ cao quý kín đáo và nhũn nhặn): Cảm nghĩ về giá trị của cốm

- Phần 3 (còn lại): Cảm nghĩ về sự thưởng thức cốm

Câu 1 (trang 162 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Bài tùy bút này nói về phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc là cốm

- Để nói về đối tượng ấy tác giả sử dụng nhiều phương thức miêu tả, tự sự, bình luận, biểu cảm

- Phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm

- Bài văn có ba đoạn với nội dung như sau:

    + Đoạn 1 (từ đầu đến chiếc thuyền vô ý): giới thiệu cốm và sự hình thành hạt cốm từ những tinh túy của thiên nhiên và khéo léo của con người

    + Đoạn 2 (từ cốm là thứ quà riêng biệt đến kín đáo và nhũn nhặn): những giá trị đặc sắc của cốm về mặt giá trị văn hóa của thứ quà này gắn liền với tục lệ Sêu tết

    + Đoạn 3 (phần còn lại): bình luận về sự thưởng thức cốm

Câu 2 (trang 162 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Tác giả đã mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh chi tiết:

    + Hình ảnh cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá

    + Những hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm của bông lúa non

    + Trong cái vỏ xanh kia có một giọt sữa trắng thơm , phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ

    + Dưới ánh nắng giọt sữa dần đông lại, bông lúa dần cong lại nặng vì cái chất quý trong sạch của trời

- Những cảm giác ấn tượng của tác giả tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn

    + Đưa các hình ảnh vào một cách tự nhiên và gợi cảm

    + Miêu tả tinh tế hương vị và cảm giác bằng những tính từ chọn lọc

    + Huy động nhiều cảm giác để cảm nhận đối tượng nhất là khứu giác

Câu 3 (trang 162 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Nhận xét của tác giả về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta:

    + Theo nhà văn cốm là thức dâng của trời mang trong nó hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà của đồng quê nội cỏ

    + Vậy nên cốm rất thích hợp làm lễ vật sêu tết mang ý vị sâu xa

    + Cốm thích hợp với nghi lễ của xứ sở nông nghiệp

    + Cốm và hồng lại hòa hợp biểu trưng sự gắn bó hài hòa trong tình yêu đôi lứa

- Sự hòa hơp tương xứng của hai thứ ấy được nhà văn phân tích trên hai phương diện màu sắc và hương vị: và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa. Màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thẫm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm , một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền

Câu 4 (trang 163 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Nhận xét câu văn của tác giả:

    + Câu văn ấy đã kết tinh sự phát hiện và cảm nhận sâu sắc tinh tế với tất cả lòng trân trọng của tác giả về một sản vật bình dị mà đặc sắc của đồng quê đất nước

    + Qua sự cảm nhận của tác giả hạt cốm chứa đựng ý nghĩa và giá trị sâu xa về cả vật chất lẫn văn hóa của đất nước

Câu 5 (trang 163 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Sự tinh tế và thái độ trân trọng của tác giả đối với việc thưởng thức món quà bình dị đã được thể hiện rõ nét trong đoạn văn trên.

- Nhà văn có cái nhìn thấu đáo và một thái độ văn hóa đáng trân trong khi nói về sự thưởng thức một mó ăn ý vị sâu xa như cốm: Ăn cốm phải ăn từng chít ít.... cái dịu dàng thanh đạm thảo mộc của nó

Câu 6 (trang 163 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Bài văn này thể hiện nét đặc sác của ngòi bút Thạch Lam thiên về cảm giác nhẹ nhàng tinh tế sâu sắc. Cụ thể:

    + Tác giả huy động nhiều cảm giác và thường rất tinh tế để cảm nhận từ màu sắc hương thơm dến vị ngọt thanh đạm của cốm

       • Đoạn đầu nói về sự sinh thành của hạt cốm được cảm nhận từ hương thơm của cơn gió mùa hạ lướt qua trên hồ từ hương thơm của những cánh đồng lúa và bông lúa non

       • Đoạn nói về sự hòa hợp của hồng cốm tốt đôi từ màu sắc đến vị ngọt sắ và thanh đạm bổ sung cho nhau

       • Đoạn bàn về sự thưởng thức cốm

    + Sự nhẹ nhàng tinh tế mà sâu sắc thể hiện ở

       • Cách lựa chọn đối tượng( cốm - một sản phẩm tao nhã bình dị ),

       • Cách cảm nhận từ mọi khía cạnh và phát hiện ý nghĩa sâu xa, giá trị văn hóa trong hạt cốm rất giản dị , không chỉ bằng những hiểu biết mà còn bằng cả tâm hồn, cảm xúc để thâm nhập và đối tượng miêu tả

       • Cho đến tất cả những chỗ cần nhắc nhở phê phán giọng văn Thạch Lam vẫn chừng mực nhẹ nhàng

Một số câu thơ ca dao nói về cốm

- ...Một đàn cò trắng kia ơi!

Có nghe ta hát những lời nầy không?

Hát câu đẹp cốm tươi hồng,

Hát câu nên vợ nên chồng, cò ơi !

   

- Nghề chi ba vốn bốn lời

Theo nghề làm cốm cho đời ngọt thơm.

   

- Con tôi buồn ngủ buồn nghê,

Buồn ăn cơm nếp, cháo kê thịt gà.

Nhà còn có một quả cà,

Làm sao đủ miếng cơm và cho con?

Con tôi khóc héo khóc hon,

Khóc vòi quả thị méo trôn đầu mùa.

Con thèm phẩm oản trên chùa,

Thèm quả chuối ngự tiến vua của làng.

Con thèm hạt cốm làng Ngang,

Con thèm ăn quả dưa gang chợ Quài.

Con thèm cá nát canh khoai,

Con thèm xơ mít thèm tai quả hồng,

Con thèm vảy cá cùi bòng,

Thèm râu tôm rảo thèm lòng bí đao.

   

          Cô Thỉ cô Thi

          Cô đang đương thì, cô kẹo với ai ?

          Cô tú kẽo kẹt cô cai

          Vợ chồng thuyền chài kẽo kẹt dưới sông

          Mâm cốm kẹo với mâm hồng

          Bát bịt, mâm đồng kẽo kẹt một nơi

          Mâm thịt kẹo với mâm xôi

          Thịt bùi xôi dẻo kẹo nơi bà già

          Cùi dừa kẹo với bánh đa

          Cái đĩa thịt gà kẹo với lá chanh

          Nồi cơm kẹo với nồi canh

          Quả bí trên cành kẹo với tôm he

          Bánh rán kẹo với nước chè

          Cô kia cò kè kẹo với ai đây ?

          Bà cốt kẹo với ông thầy

          Con chim loan phượng kẹo cây ngô đồng.