Đăng ký

Soạn bài Một thứ quà của lúa non cốm - Ngữ văn 7 tập 1

1,228 từ Soạn bài

Với bài Một thứ quà của lúa non cốm trong chương trình Ngữ văn 7 tập 1, Cunghocvui xin gửi đến các bạn phần Soạn bài Một thứ quà của lúa non cốm đầy đủ và chi tiết nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây các bạn nhé!

Câu 1 (Trang 162 Ngữ văn 7 tập 1)

- Bài tùy bút này tác giả viết về một thứ quà được làm từ lúa non: cốm.

- Để viết về thứ quà ấy, tác giả sử dụng các phương thức biểu đạt như; miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận nhưng phương thức chính là biểu cảm.

Câu 2 (Trang 162 Ngữ văn 7 tập 1)

Tác giả mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết như:

- Cơn gió mùa hạ lướt quá sen trong hồ.

- Mùi thơm mát của lúa non toát lên từ cánh đồng xanh.

- Hình ảnh bông lúa và cấu tạo của một hạt thóc non.

Những cảm giác và ấn tượng tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn như;

- Hình ảnh tinh tế có sức gợi cảm

- Sự liên tưởng rất thơ mộng, với một tấm lòng trân trọng

- Chất giọng nhẹ nhàng sâu lắng, tinh tế dịu dàng.

Câu 3 (Trang 162 Ngữ văn 7 tập 1)

Những nhận xét của tác giả về tục dùng hồng, cốm làm đồ sêu Tết của nhân dân ta:

- Tác giả trân trọng tục lệ đó, coi đó là một phong tục đẹp được kết hợp bởi hai thứ không gì có thể hợp hơn.

- Tác giả không hài lòng với những người đã đánh mất đi tục lệ tốt đẹp đó và thay vào bằng những tục lệ không thích hợp.

Sự hòa hợp tương xứng của hồng và cốm được phân tích ở các phương diện như:

- Màu sắc: màu xanh

      + màu hồng.

Câu 4 (Trang 162 Ngữ văn 7 tập 1)

Nhận xét của tác giả về cốm được dựa theo các phương diện như:

- Nguồn gốc: lấy từ những cánh đồng lúa non, sản phẩm của thiên nhiên.

- Hương vị: giản dị mộc mạc, thanh khiết mang theo hương vị của đồng cỏ An Nam.

Nhận xét của tác giả rất khách quan, chính xác, bao quát được toàn bộ giá trị và ý nghĩa của cốm- một thức quà riêng biệt của lúa non.

soạn bài một thứ quà của lúa non cốm

Xem thêm Cảm nhận về tác phẩm Một thức quà của lúa non: Cốm

Một thứ quà của lúa non: Cốm - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm

Câu 5 (Trang 162 Ngữ văn 7 tập 1)

Sự tinh tế và thái độ trân trọng của tác giả đối với việc thưởng thức một thứ quà bình dị đã được thể hiện như sau:

- Thời gian và phong thái ăn cốm: ăn từ từ và ngẫm nghĩ để cảm nhận hết hương vị, mùi vị từ thiên nhiên, hoa cỏ đồng nội của cốm.

- Trân trọng và thích thú với hình thức của cốm: bọc lá sen bên ngoài.

- Kêu gọi và góp ý với những người thưởng thức cốm: phải trân trọng, nhẹ nhàng, khéo léo với thức quà được xem là lộc của trời.

Câu 6 (Trang 162 Ngữ văn 7 tập 1)

Một số ví dụ cụ thể để chứng minh ngòi bút của Thạch Lam thiên về cảm xúc tinh tế nhẹ nhàng là:

- Thạch Lam kêu gọi những người thưởng thức cốm phải trân trọng, nhẹ nhàng với thứ quà của trời đất: "Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay..... Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm".

Thông qua phần Soạn bài Một thứ quà của lúa non cốm, Cunghocvui hi vọng đây sẽ là phần soạn bài hữu ích dành cho các bạn học sinh. Chúc các bạn học tốt!

shoppe