Đăng ký

Phân tích, cảm nhận về Một thứ quà của lúa non: Cốm

3,002 từ

Bài Một thứ quà của lúa non: Cốm, trích trong tập tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường, xuất bản năm 1943, viết về cảnh sắc và phong vị Hà Nội, đặc biệt là những thứ quà, những món ăn dân dã, bình dị mà đậm đà hương vị, thể hiện sự khéo léo trong bản sắc văn hóa lâu đời của người dân đất kinh kì. Hãy Cunghocvui.com tìm hiểu bài Một thứ quà của lúa non: Cốm 

 Một thứ quà của lúa non: Cốm

*  Các điểm cơ bản:
-    Tùy bút là thể loại văn có thể sử dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau nhưng nổi bật nhất là phương thức biểu cảm, bởi dù có giải thích, chứng minh, miêu tả hay bình luận thì giọng văn vẫn mang tính giãi bày cảm xúc khi nhận biết một sự vật, sự việc nào đó.
•    Một thứ quà của lúa non: cốm là một bài tùy bút trữ tình được diễn tả bằng lời văn trong sáng với cái nhìn tinh tế.
-    Ca ngợi, tôn vịnh thứcốm dẻo và thơm của làng Vòng.

Soạn bài Một thứ quà của lúa non: Cốm

I.  Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tường Lân, sinh ngày 7-12-1910 tại Hà Nội. Ông là em ruột cùa nhà văn Nhài Linh và Hoàng Đạo. Sau khi đỗ tú tài phần I, Thạch Lam ra làm báo viết văn cùng các anh, và trỏ thành một trong những cây bút chủ chốt của hai tuần báo Phong Hóa, Ngày Nay - Cơ quan ngôn luận của nhóm Tự lự văn đoàn. Ông bị bệnh lao và mất ngày 28 - 6 - 1942 tại Hà Nội. Sau ngày Thạch Lam mất, những bài viết về Hà Nội cửa ông được in thành tập bút kí Hà Nội băm sáu phố phường (1943) trong đó có bài Một thứ quà của lúa non: Cốm, một bài viết ca ngợi "thức quà riêng biệt của đất nước, là thức (lâng của nliững cánh đồng lúa bát ngát xanh...”, mà đặc biệt là cốm làng Vòng.

Một thứ quà của lúa non: Cốm

Một thứ quà của lúa non: Cốm

II.  Bài tùy bút có 4 đoạn, mỗi đoạn diễn tả một sự việc, một cảm xúc riêng từ sự hiện diện của “cốm”: cốm từ lúc mới tượng hình, cách chế biến cốm, cốm tô điểm cho hạnh phúc lứa đôi, và cách thưởng thức cốm. Ở đoạn đầu, Thạch Lam đã vận dụng cả xúc giác lẫn khứu giác để nhận biết mùa cốm đang về. Những câu văn nghe như gió, thơm như hương sen đầu mùa hạ, mượt như đồng lúa mơi trổ bông non để diễn tả cảm xúc khi viết cốm đang tượng hình "trong cái vỏ xanh" trên cánh đồng lúa nếp mênh mông kia. "Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời". Thường ít có câu văn nào viết về cây lúa hạt thóc hay hơn cả về hình thức lẫn nội dung. Vừa khoa học ở hiện tượng đông sữa (nhơ tác động của nắng) vừa giải thích tại sao bông lúa ngày càng còn cong xuống vừa bày tỏ cảm xúc trân trọng của mình đối vơi “Trời”.

Đoạn văn thứ hai, Thạch Lam viết về việc làm cốm. Để có được cốm ngon cũng không dễ dàng gì. Trước hết là phải nhìn bông lúa để nhận biết "giọt sữa dần đông lại" có đúng độ đông chưa mới gặt mang về. Việc ấy "chỉ riêng những người chuyên môn mới dịnh được". Rồi một loạt cách thức chế biến tiếp theo mà những nơi làm cốm khác dù có để lâm để học hỏi cũng chẳng biết tận ngọn nguồn, bởi vì từ đời này sang đời khác người chốn này đã xem cách thức chế biến là "một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, cái cô gái Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy”. Nhờ vậy mà cốm làng Vòng đã là thương hiệu nổi tiếng khắp ba miền Nam, Trung, Bắc. Thuở ấy, "Khi cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ”, mọi người, kể cả người Hà Nội 36 phố phường, chỉ có cái thú là “ngóng trông cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ. với cái dấu hiệu dặc hiệt là cái dòn gánh hai dầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng... ”,

Ở đoạn thứ ba, Thạch Lam đề cập đến tục lệ trong gia đình người Việt có sự hiện diện của cốm: tục cười hỏi. Trước hết nhà văn xác định giá trị tinh thần cửa một món ăn vật chất. "Cốm là thức quà riêng hiệt của dất nước, là thức dâng củaa cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cầ cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết củaa dồng quê nội cò An Nam”. Môt câu văn mang hình thức định nghĩa kết tinh của cốm nhưng ý nghĩa sâu xa lại là văn hóa nòng nghiệp, là lối sống cùa nông dân cần mẫn, mộc mạc, giản dị, thanh khiết, lạc quan và thủy chung. Quốc gia nào cũng có lúa nếp, nhưng "cốm” thì không, nó "là thứ quà riêng hiệt” của Việt Nam. Bởi vậy mà không biết tự bao giờ người dân đã chọn nó làm quà không thể thiếu trong việc cưới hỏi, trong việc xây dựng một gia đình mới cho con cái. Không chí nêu cảm nghĩ về chất, nhà văn còn mượn điển tích "tơ hồng” để nêu cảm nghĩ của mình về việc chọn cốm làm quà trong việc dựng vợ gả chồng. Nêu Nguyệt Lão cầm sợi chỉ hồng (tơ hồng) ngồi chơ đế có dịp là buộc người nam người nữ nên vợ nên chồng sống mãi bên nhau thì "màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc hai vị nâng đỡ nhau dể hạnh phúc dược lâu hền”. Và như vậy, giá trị tinh thần của côm nằm ở mong ước biểu hiện một gia đình hạnh phúc, thủy chung. Tác giả cũng không quên phê phán “những kẻ mơi giàu vô học” hắt chước người ngoài không biết quý trọng, giữ gìn những thức “cao quý kín dáo và nhũn nhặn cửa dân tộc”. Phát biểu cảm nghĩ về bài Một thứ quà của lúa non: Cốm

Đoạn cuối, Thạch Lam bàn về việc thưởng thức cốm. Theo tác giả thì "Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ”. Lúc ấy cả thị giác, khứu giác lẫn vị giác đều được đánh thức để cảm nhận hương vị đặc biệt của cốm. Mắt thì nhìn màu Xanh của cốm nằm ủ trong lá sen; mũi và lưỡi thì thưởng thức "cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cò dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc”. Lúc ấy mới "ngẫm nghĩ” chuyện mình, chuyện người... Bởi đặc trưng của cốm là thanh khiết, dịu dàng và thanh đạm nên tác giả mới kêu gọi lối thương thức trang nhã từ cách mua cho đến cách àn.và không quên nhắc nhở mọi người: “Phải nên kính trọng cái lộc cửa Trời, cái khéo léo cửa người, và sự cô sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa ”.

III.  Người Việt Nam nào cũng đã từng hơn một lần dùng cốm, nhưng để hiểu biết giá trị của cốm trong văn hoá ẩm thực của dân tộc và có cái nhìn tinh tế và tôn vinh nó thì có lẽ chỉ có Thạch Lam. Thạch Lam đã từng phát biểu về quan niệm sáng tác văn chương của ông: “Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc thoát lỵ hay sự quên; trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng có, để vừa thay đổi và tố cáo một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn. Bởi vậy, chúng ta không là gì những tác phẩm của ông, nhất là truyện ngắn có nội dung hướng về nhưng người cùng khổ trong xã hội (Nhà mẹ Lê, Người bạn trẻ, Đói...), hoặc khai thác những khía cạnh bình thường, dung dị và nên thơ, đầy lòng nhân ái trong cuộc sống như các bài tùy bút trong Hà Nội ba sáu phố phường mà Một thứ quà của lúa non: Cốm là một bài tiêu biểu.

 

Mong rằng bài viết Một thứ quà của lúa non: Cốm của Cunghocvui.com sẽ giúp các bạn có thêm nhiều tham khảo!

shoppe