Tìm hiểu về bệnh truyền nhiễm và cách phòng bệnh đúng cách
Tìm hiểu về bệnh truyền nhiễm và cách phòng bệnh đúng cách
Bệnh truyền nhiễm là một trong những vấn đề được đưa lên hàng đầu vì chúng ảnh hưởng rất lớn lên đời sống của con người và sinh vật. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn nhận thức rõ ràng hơn về vấn đề này cùng như cách phòng chống để bào vệ cho bản thân và những người xung quanh nhé!
I. Bệnh truyền nhiễm là gì?
Là những căn bệnh có khả năng lây lan nhanh giữa người với người thông qua hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp, thông qua các tác nhân bắc cầu như từ thức ăn, không khí, các vật dụng dùng chung và khả năng sẽ hình thanh và phát triển lên bệnh dịch có tính lây lan rộng, ảnh hưởng đến đời sống của con người.
Tác nhân gây lây lan: Có nhiều con đường khác nhau như:
- Con đường hô hấp: qua khí thở vì các vi sinh vật có hại tồn tại rất nhiều trong không khí và len lỏi vào cơ thể chúng ta qua con đường hô hấp.
- Con đường tiêu hóa: Cũng giống như không khí, vi khuẩn tồn tại rất nhiều trong thức ăn hàng ngày, chúng ta khó có thể xử lý chúng và làm sạch 100% được chúng.
- Con đường tình dục: Thông qua hoạt động tình dục không an toàn sẽ dẫn đến sự sinh sôi cũng như xâm nhập của vi khuẩn.
- Vi khuẩn từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể qua các vết xước cơ thể.
Mối quan hệ giữa bệnh truyền nhiễm và miễn dịch: Hệ miễn dịch sẽ giúp ngăn chặn các vi khuẩn có hại xâm ngập vào cơ thể và làm giảm nguy cơ mắc các căn bệnh truyền nhiễm.
Danh mục các bệnh truyền nhiễm thường gặp:
- Bệnh cúm
- Sốt xuất huyết
- Lỵ trực khuẩn
- Lỵ amip
- Tả
- Thương hàn
- Viêm gan virus
- Viêm màng não mủ
- Viêm não Nhật Bản B
- Sởi
- Quai bị
- Thuỷ đậu
- Ho gà
- Bệnh dại
- Sốt rét
- Bạch hầu
- Lao
- HIV/AIDS
Bài học liên quan: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
II. Đặc điểm chung
Chu kỳ hình thành và phát triển của các căn bệnh này:
- Quá trình nung bệnh: là khoảng thời gian từ lúc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể con người cho tới khi các triệu chứng và các đặc tính bắt đầu được thể hiện.
- Quá trình tiền phát: có những ảnh hưởng đầu tiên lên cơ thể con người, những ảnh hưởng bắt đầu gây hại cho cơ thể như bị nhiễm độc toàn thân.
- Quá trình toàn phát: Biểu hiện đầy đủ các triệu chứng và cần phải đến điều trị theo lời khuyên của bác sĩ. Nguy cơ xấu nhất cùa những ảnh hưởng này có thể gây ra tử vong nếu điều trị không thành hoặc không đúng cách.
- Quá trình lui bệnh: Là khi các triệu chứng có dấu hiệu thuyên giảm và các biến chứng có thể tồn tại lại trong cơ thể
- Quá trình hồi phục (hồi sức): Là thời kỳ bệnh tật bắt đầu được kiểm soát và được chữa trị, thời kỳ này thường kéo dài rất lâu.
III. Cách phòng bệnh truyền nhiễm
Biện pháp phòng chống bệnh dịch
Biện pháp cơ bản đầu tiên để ngăn cản mầm mống căn bệnh xâm nhập vào cơ thể đó chính là biện pháp tiêm phòng vắc xin. Hiện nay, bộ y tế đã tìm ra được rất nhiều loại vắc xin có lợi giúp ngăn chặn các mầm mống gây bệnh. Có thể kể đến như vắc xin chống tả, viêm gan B, viêm não nhật bản, sởi,...
Cơ thể trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 9 tháng tuổi thường là những cơ thể có hệ miễn dịch khá yếu nên trẻ em nên được đưa đi tiềm phòng thường xuyên để chống lại nguy cơ nhiễm bệnh.
Bên cạnh đó phải giữ vệ sinh cá nhân thường xuyên, vệ sinh đồ vật. Cần thực hiện nghiêm chỉnh nấu chín đồ ăn, uống nước sạch, giữ răng miệng luôn sạch sẽ, tắm rửa thường xuyên để tránh các bệnh qua da.
Rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay, nên đeo khẩu trang khi ra ngoài không khí ngày này rất ô nhiễm và độc.
Quan hệ tình dục an toàn để tránh các căn bệnh lây qua đường tình dục.
Đi ngủ nên buông màn để trành bị muỗi đốt, vệ sinh chỗ ở và xịt thuốc chống muỗi cũng như các sinh vật ký sinh thường xuyên. Thu góp và xử lý rác thải hợp lý, tránh tạo môi trường sống cho các mầm bệnh.
Có cách xử lý kịp thời và đi khám xét thường xuyên để phát hiện ra mầm bệnh đúng lúc.
Với bệnh tay chân miệng:
Rửa tay và vệ sinh cho trẻ bằng xà phòng, dạy trẻ các che miệng khi ho và vệ sinh lại tay sau các thao tác trên, vệ sinh các dụng cụ và đồ chơi của bé thường xuyên bằng nước rửa.
Nếu thấy có những triệu chứng xuất hiện nhưu sốt cao, nổi mụn ở các vùng như miệng tay, chân phải đưa trẻ khi khám xét ngay lập tức để tránh những ảnh huonrg xấu có thể xảy ra.
Tiêm phòng thường xuyên cho bé và phải tiêm đúng lịch.
Tìm hiểu thêm:
Hy vọng với những kiến thức chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu được sự cần thiết để bảo vệ bản thân khỏi những căn bệnh trên, chúc các bạn có một sức khỏe thật tốt!