Tìm hiểu chung về bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten
Văn bản “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten" là của Hi-pô-lít Ten ( 1828 - 1893), viện sĩ Viện Hàn Lâm Pháp, nhà nghiên cứu văn học, vị triết gia, sử gia lỗi lạc của Pháp trong thế kỉ 19. Qua văn bản này, tác giả đã chỉ ra sự khác nhau giữa Buy-phông (1707 - 1785) nhà vạn vật học và La Phông-ten (1621 - 1695), nhà thơ ngụ ngôn Pháp khi nói về con chó sói và con cừu. Hãy Cunghocvui.com tìm hiểu tác phẩm Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten
Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten
I. - La Phông-ten là nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng của Pháp vào thế kĩ XVII. Chó sói và cừu là hai hình tượng nghệ thuật trong thơ của ông.
- Buy-phông là nhà vạn vật học nổi tiếng của Pháp thế kỉ XVIII, nghiên cứu và viết về các loại động vật, trong đó có sói và cừu.
- Hi-pô-it Ten là triết gia, sử gia và là nhà nghiên cứu vàn học nổi tiếng của Pháp thế kỉ XIX. Khi nghiên cứu về thơ ngụ ngôn của La Phông-ten, ông đã đối chiếu so sánh những trang viết về sói và cừu của hai vị tiền bối để nêu rõ sự khác biệt về cách nhìn của nhà thư với nhà động vật học.
II - Ngụ ngôn là lời có ẩn ý kín đáo. Truyện ngụ ngôn thuộc loại truyện kể dân gian thường mượn hình dạng, sinh hoạt của loài vật để giáo dục con người. Nhà văn nổi tiếng về truyện ngụ ngôn, ngoài La Phông-ten còn có Ê-dốp (Esope - người Hy Lạp - Thế kỉ VII - VI trước công nguyên).
- Đoạn trích viết về cừu và sói của H.Tai-ne có hai phần:
- Giọng cừu ... tốt bụng như thế”: Cừu đối với nhà khoa học và cừu đối với nhà thơ.
- “Còn chó sói... về sự ngu ngốc”: chó sói đối vời nhà khoa học và chó sói đối với nhà thơ.
Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten
- Để xây dựng hình tượng cho bài thơ, tác giả đã tạo hoàn cảnh gặp gỡ tự nhiên giữa cừu và sói bên dòng suối. Suối nước là của chung. Từ cuộc gặp gỡ đó người đọc mới thấy bản chất hiền lành, nhút nhát của cừu; sự độc ác và ngu ngốc của sói. H.Tai-nc đã trích một đoạn trong bài thơ ấy để nói lên nhận xét của ông về sự khác biệt giữa nhà nghiên cứu và nhà thơ khi nhìn vào sự vật.
- Với vai trò của nhà vạn vật học. Buy-phông chí nghiên cứu đời sống, hoạt động bên ngoài của cừu và sói. và miêu tả đúng với hoạt động thực của chúng. Nhưng Buy-phông không nói đến đời sống tình cảm của cừu và sói.
- Về giống cừu, H.Tai-ne đã trích dẫn những câu miêu tả đặc tính sinh hoạt của chúng từ công trình nghiên cứu cửa Buy-phông và cho rằng "Mọi chuyện ấy đều đúng, nhưng các con vật dó còn thân thương vù tốt bụng nữa". Ay là hình ânh cừu mẹ "đứng yên trên nền đất lạnh vù hùn lầy, vẻ nhẫn nhục ... cho đến khi con đã hú xong", với cái nhìn đồng cảm như thế, H.Tai-ne đã đưa ra nhận xét: "La Phóng-ten đã động lòng thương cầm với bao nỗi buồn rầu và tốt bụng như thế..."
- Về chó sói, H.Tai-ne đã trích dẫn đoạn văn dài cùa Buy-phông miêu tả về đặc tính của loài này. Nào là "ồn ào ẩm ĩ", nào là "la hú khủng khiếp .... mùi hôi gớm ghiếc, ..., lúc sống thì có hại, chết rồi thì vô dụng". Sau đó, ông so sánh với con sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten: "... chó sói độc ác mà cũng khổ sở, tuy trộm cướp đấy nhưng thường bị mắc mưu nhiều hơn ...". Từ đó, H.Tai-ne đưa ra nhận định về sự khác biệt giữa nhà động vật học với nhà thơ: " phông dựng một vở kịch về sự độc ác, còn ông (La Phông-ten) dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc".
Phân tích và nêu cảm nhận của em về bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten
III - Cùng một con vật nhưng mỗi người lại có cách nhìn và miêu tả khác nhau. Buy-phông là nhà khoa học, ngươi thuần về lí trí nên miêu tả sói và cừu đúng với những gì mà chúng vốn có. Còn La Phông-ten là nhà thơ, người nặng về tình cảm, nên ông đã nhân hóa cừu và sói, cho chúng đối thoại theo cách nghĩ của mình.
- H.Tai-ne đã giúp người đọc nhận ra đặc trưng khác biệt ấy qua bài viết của ông.
>> Soạn bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông - ten Ngắn nhất
Mong rằng bài viết trên của Cunghocvui.com sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích!