Soạn bài: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten
Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu ... tốt bụng như thế) : Hình tượng con cừu trong thơ La Phông-ten.
- Phần 2 (còn lại) : Hình tượng chó sói trong thơ La Phông-ten.
Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Hai phần của bố cục đều dùng biện pháp phân tích đặc điểm của đối tượng từ ngòi bút của La Phông-ten đến Buy-phông, cuối cùng trở về dưới ngòi bút của La Phông-ten, nhưng khi triển khai thì không lặp lại : Đoạn 1 dẫn chứng bằng thơ của La Phông-ten. Đoạn 2 đi sâu vào mô tả đặc điểm đối tượng.
Câu 2 (trang 41 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
- Buy-phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đặc tính trong cuộc sống bầy đàn và đời sống riêng theo quan điểm một nhà khoa học.
- Ông không nói đến “sự thân thương” của loài cừu và “nỗi bất hạnh” của loài chó sói, bởi nó không phải đặc tính cơ bản của chúng.
Câu 3 (trang 41 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Để xây dựng hình tượng con cừu, La Phông-ten dựa vào đặc điểm thực của loài, sống hiền lành, thân thương tốt bụng của cừu non. Phần sáng tạo của nhà thơ là đã nhân cách hóa con cừu, ông làm bật lên tính ngây thơ đến tội nghiệp của chú cừu.
Câu 4 (trang 41 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Chó sói trong Chó sói và cừu non cụ thể, đáng cười trong hình ảnh đói meo, gầy giơ xương kiếm mồi. Nhưng cũng đáng ghét khi muốn ăn thịt cừu non nhưng che giấu tâm địa, kiếm cớ bắt tội để trừng phạt chú cừu tội nghiệp.