Đăng ký

Tìm hiểu chi tiết đoạn Lục Vân Tiên gặp nạn lớp 9

2,239 từ

Lục Vân Tiên gặp nạn

I.   Cũng như một số truyện thơ trong văn chương cổ, Lục Vân Tiên được xảy dựng bằng nghệ thuật xen kẽ của các nhân vật trong hai tuyến chính diện và phản diện. Tuyến chính diện trong Lục Vân Tiên có Vân Tiên, Nguyệt Nga, Hớn Minh, Tử Trực, ông chài còn tuyến phản diện phản diện có cha mẹ Võ Thể Loan, Bùi Kiệm và Trịnh Hâm. Qua ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu, những kẻ trong tuyến nhân vật phản diện đều là những kẻ ích kỉ, hẹp hòi, xu thơi, đố kị... mà Trịnh Hâm là con người tiêu biểu.
Sau khi trói tiểu đồng theo giúp Vân Tiên vào cây trong rừng cho hổ ăn thịt, Trịnh Hâm còn tha thiết bảo Vân Tiên...


... anh chớ ngại tình
Tôi xin đưa tới Đông thành thời thôi.

II.    Những tưởng là mình được bạn hiền giúp đỡ đưa về đến tân quê nhà, Vân Tiên xuống thuyền. Có lẽ lòng chàng với đi chút buồn tủi khi biết bạn đồng môn đang hết sức giúp đỡ mình. Vân Tiên nào có biết vì chàng văn võ song toàn nên hắn sinh lòng đố kỵ, ganh ghét và mưu toan hãm hại chàng. Hãm hại có tính toán, có kê hoạch một cách độc ác đúng như lời thơ của cụ Đồ: “Trịnh Hâm trong dạ gươm đao".

Đêm khuya lặng lẽ như tờ
Nghênh ngang sao mọc mịt mờ sương hay
Trịnh Hâm khi ấy ra tay,
Vân Tiên bị gã xỏ ngay xuống vời.

Hắn là ai mà lại có mưu mô thâm độc đến vậy? Chỉ gặp nhau và kết bạn trên đường đi thi. Bây giờ thì hắn đã đỗ đạt, là con người được giáo dục bởi chữ thánh hiền .Vậy mà lòng đố kỵ vẫn không nhường cho tình bạn, hay thấp hơn là nhường chỗ cho lòng thương hại một kẻ mù lòa. Hắn chọn giờ thuận tiện nhất để hành động. Phép so sánh, những tính từ 'Tặng lẽ, mịt mờ" trong hai câu thơ đầu như báo trước sự việc buồn thảm sẽ xảy ra. Không chần chơ, Trịnh Hâm xô Vân Tiên xuống quãng nước rộng, sâu, rồi tức khắc:

... giả tiếng kêu trời
Cho người thức dậy lấy lời phôi pha.

Hành động "vừa ăn cướp vừa la làng” ấy là của một tay có học. Nguyễn Đình Chiểu muốn nói gì với người đọc qua hình ảnh ấy? Nhà thơ, qua miêu tả những nhân vật phản diện, muốn phơi bày sự suy đồi, xuống cấp của nền tảng đạo đức xã hội dù lúc ấy Pháp chưa tấn công Đà Nẵng, đem quân xâm lược mấy tỉnh miền Đông. Hành vi độc ác không chỉ có ở những gia đình vọng tộc, ở những con người có học như Trịnh Hâm. Càng cổ học, âm mưu hãm hại kẻ khác lại càng thâm độc, càng quỷ quyệt. Trong Lục Vân Tiên không thiếu những nhân vật ấy.

Nhưng ‘Tị hiền gặp lành", trời không nỡ hại người hiền đức, bởi:

Vân Tiên mình lụy giữa dòng,
Giao long dìu đờ vào trong bãi này.

Chi tiết này giống những chi tiết mà dân gian thường dùng để xây dựng truyện cổ. với chúng ta, nếu không phải là trời mở đường giúp thì đó là cái may mắn đến với Vân Tiên. Và dù sao thì Vân Tiên vẫn còn gặp được may mắn khác là có ông chài, người mượn thuyền làm nhà đêm qua neo lại chốn ấy nên thấy và vớt ngay lên bờ. Bây giờ ta lại thấy xã hội còn người tốt. Ông chài:

Hối con vầy lửa một giờ
Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày
.

Những từ gợi lả trong hai câu lục bát trên đã cho thấy tấm lòng của gia đình có cuộc sống như người vạn chài, như những ai chất phác thật thà . luôn thương yêu giúp đơ người gặp nạn. Được sự giúp đỡ tận tình ấy, Vân Tiên tỉnh lại. thưa hết mọi chuyện gần xa rồi lại được nghe:

Ngư rằng: Người ở cùng ta
Hôm mai hẩm hút một nhà cho vui.

Trước tâm tình ấy, Vân Tiên cũng thưa thiệt hoàn cảnh cô thân, tật nguyền của mình và được nghe ông chài trả lời:

Ngư rằng lòng lão chẳng mơ,
Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn.

Với Vân Tiên, ta đã từng nghe "làm ơn há dễ trông người trả ơn” thì lần này lại được nghe câu nói ấy ở ông chài! Ông là ai mà có tấm lòng cao thượng đến vậy? Ngư ông trung thực nói hết quan niệm sống của mình:

Nước trong rửa ruột sạch trơn,
Một câu danh lợi chi sờn lòng đây
Kinh luân đã sạn trong tay,
Thung dung dưới thế, vui say trong trời.
Thuyền nan một chiếc ở đời,
Tắm mưa trải gió trong vời Hàn giang.

Lời trong đoạn thơ mang phong thái thoải mái hẳn lên, khác hẳn với đoạn trên có phần u ám, hối hả. Thế thì trong những dòng thơ tưởng như là dân gian mộc mạc kia cũng tiềm ẩn dụng công nghệ thuật. Cứu người thì phải gấp gáp, mong người ở lại thì giãi bày thân tình, nói đến chuyện ơn nghĩa thì thanh thản. Đấy là giọng của người có bản lĩnh, đã trải qua hầu hết những cảnh mặn, lạt, chua cay lẫn ngọt bùi (NBK) ở chốn quan trường. Những câu thơ trên mượt mà nghệ thuật, khác hẳn với những đoạn thơ trước. Nước trong rửa ruột sạch trơn mang nghệ thuật ẩn dụ, cảnh đẹp thanh thoát cửa trời mây, là người dân thường. Ông kinh luân đã sẩn trong tay, có tài trị nước, an dần cơ mà! Thế ra ông là người chài có học, bởi vậy mà ông sống với nhân nghĩa nhưng không hề chờ trả ơn; bởi vậy mà ông quyết lánh đời ô trọc, loạn lạc vì lợi danh để sống cảnh tắm mưa chải gió, sống tự do, hòa mình với thiên nhiên cho thanh thản cõi lòng. Với hình ảnh ông Tiều, ông Quán, những trí thức phong kiến sống ẩn dật, bây giờ lại có thêm Ngư Ông, chúng ta lại thấy thêm lời tố cáo tính ác đang bành trương rộng rãi trong xã hội thời bấy giờ.

III.    Một lần nữa, qua đoạn thơ mang ngôn ngữ linh hoạt, giàu tình cảm, Nguyễn Đình Chiểu kết án người ác và ca ngợi người hiền. Đoạn thơ đậm chất đời thực nhưng vẫn thấp thoáng bóng dáng của thần linh trở nên thật gần gũi với dân gian. Có lẽ nhờ thê mà LMC Vân Tiên có sức thu hút mạnh tâm hồn của người dân Nam Bộ.

 

Mong rằng bài viết trên của Cunghocvui.com sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích!