Đăng ký

Phân tích chi tiết bài Tiếng gà trưa

1,800 từ

Bài thơ Tiếng gà trưa của tác giả Xuân Quỳnh là một sáng tác độc đáo. Tác phẩm cho thấy những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về cuộc sống về nhiệm vụ chiến đấu. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, khi những kỉ niệm tuổi thơ ùa về cũng là lúc hình ảnh của một người bà tần tảo, hết sức yêu thương, chở che cho cháu được hiện lên.

Tiếng gà trưa

* Các điểm cơ bản:
• Bài thơ ngũ ngôn thuộc thể thơ mới với 7 khổ thơ không bị ràng buộc về số câu; cách gieo vần linh hoạt (vẩn ôm; vẩn liền; vắn chéo).
-    Phương thức diễn đạt: Miêu tả xen với tự sự.
-    Tiếng gà trưa gợi nhớ những kỉ niệm về tuổi thơ, tình cảm bà và cháu.

Soạn bài Tiếng gà trưa
I. Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (sinh 1942), trước khi trở thành nhà thơ, là thành viên của Đoàn ca múa Trung Ương. Năm 1963, chị là học viên khióa đầu của trường viết văn và sau đó về làm việc ở Báo Văn Nghệ. Năm 1968 chị cho in tập Hoa dọc chiến hào, trong đó có bài Tiếng gà trưa. Bài thơ ghi lại nỗi nhớ bà với đàn gà ở quê của người chiến sĩ nhân nghe tiêng gà gáy trưa trên đường hành quân.

Tiếng gà trưa

Tiếng gà trưa

II.  Bài thơ ngũ ngôn có 7 khổ, mỗi khổ có số câu ít nhiều khác nhau không giống thể ngũ ngôn cổ thi mỗi khổ có 4 câu. Khổ thơ đầu có 7 câu, gieo vần ôm (xa/thư, nhỏ/ổ, ta/trưa) là những vần thơ tự sự ghi lại hình ảnh, âm thanh bình dị gần gũi với số đông. Trên đường hành quân, đơn vị dừng chân bên xóm nhỏ, người chiến sĩ bỗng nghe "tiếng gà ai nhảy ổ", gà mái đẻ trứng xong, rời khỏi ổ và kêu to. Tiếng cục tác cục ta của gà đã làm cho khung cảnh yên ắng ban trưa ỏ vùng quê xao động và nhất là đã làm cho người chiến binh

Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ

Âm thanh quen thuộc như một liều thuốc kì diệu vừa tạo cảm giác vừa khơi gợi nhớ về những năm tháng tuổi thơ ở làng quê. Nỗi nhớ ấy cụ thể, rõ ràng. Trước hết là hình ảnh “ổ rơm”, những con gà mái. Miêu tả lông con gà mái mơ đầy hoa dốm trắng, so sánh lông con gà mái vàng “óng như màu nắng” thật sinh động. Rồi nỗi nhớ tập trung vào hình ảnh của bà và cháu. Từng hình ảnh thân thương hiện về từ kí ức như những hình ảnh của thước phim quay chậm có ghi cả tiếng nói của bà và âm thanh của "tiếng gà trưa". Ba tiếng ấy được lặp lại ỏ ba đoạn thơ giữa là để nhấn mạnh từng sự việc. Trước hết là để miêu tả những con gà đã từng cục.... tác cục.... Ta.... vào tuổi thơ của lác giả. Thứ đến là để nhân mạnh về tình thương của bà ỏ lời mắng yêu:

Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Rồi nhấn mạnh hình ảnh của bà khi
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp

"Tiếng gà trưa" còn nhắc tới nỗi lo sương muối mùa đông có thể làm đàn gà sẽ chết. Chắc chắn là bà phải lo ủ ấm, chăm sóc cho đàn gà không bị dịch bệnh và chóng lớn

Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới

"Tiếng gà trưa" kể về bà như thế, còn đối với cháu lúc đang ỏ gần bà thì sao? Khi lén nhìn gà đẻ và được nghe bà mắng yêu thì sợ lắm. Vội vàng

Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng.

Làm sao không lo lắng cho được khi chỉ vì nhìn gà đẻ khiên làn da mặt đang trắng mịn lại bị lang ben làm cho xâu xí! Bù lại vơi nỗi lo không hề có ấy là niềm vui có thật ở mấy câu thơ diễn tả niềm vui:


Ôi cái quần chéo go

Ông rộng dài quét đất

Cái áo cánh trúc bâu

Đi qua nghe sột soạt.

Bây giờ tuổi đời đã khác. Cháu đã là chiến binh xa gia đình. Buổi dừng quân lên xóm nhỏ, nghe “tiếng gà trưa" tương lại những ngày cũ ở quê nhà. Những tháng năm hạnh phúc ây sống dậy giữa trưa và cả

Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng

Và “tiếng gà trưa" ấy như làm tăng thêm sức chiến đấu, giúp cháu giữ vững niềm tin. Thật rõ ràng, thật thân thuộc vì trong Tổ Quốc có xóm làng thân yêu, có người bà đáng kính, và nhất là đối với cháu

Vì tiếng gà cục tác
Ở trứng hồng tuổi thơ.

III.  Bài thơ có ngôn ngữ như lời nói tự nhiên gợi nên những hình ảnh bình dị nhưng vô cùng gần gũi với người dân mộc mạc. Chính những hình ảnh ấy lại sống mãi trong kí ức tuổi thơ. Những con gà, người bà đáng kính trong ngôn ngữ miêu tả và tự sự chân tình khiến người đọc cảm nhận đưực vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu trong bài Tiếng gà trưa.

Phân tích hình ảnh người bà trong bài Tiếng gà trưa: Tại đây

 

Mong rằng bài viết Tiếng gà trưa sẽ giúp các bạn có thêm nguồn tài liệu tham khảo! Chúc các bạn học tốt
 

shoppe