Đăng ký

Thuyết minh về nguồn gốc của kính mát

3,930 từ

NGUỒN GỐC KÍNH ĐEO MẮT

Bài tham khảo

Kính đeo mắt có hai loại là kính mát và kính thuốc.

Bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng kính mát không chỉ đơn thuần là bảo vệ mắt dưới ánh nắng mặt trời, chúng ta hãy cùng quay về thời kì cổ đại của thành Rome và Trung Hoa để biết thêm về lịch sử của kính mát. Người ta kể lại rằng, trước đây hoàng đế cổ đại của thành Rome là Nero rất thích xem các trận chiến của các võ sĩ giác đấu qua cặp kính mát được gắn đá quý sáng lóa. Còn ờ Trung Hoa, kính mát ra đời từ thế kỉ XII hoặc thậm chí còn sớm hơn. Kính mát lần đầu tiên được sản xuất với thấu kính là tròng kính phẳng có màu thạch anh khói. Loại kính này có thể làm mắt người nhìn không được rõ và cũng không có chức năng bảo vệ mắt khỏi tia tử ngoại, đặc điểm duy nhất của loại kính mát lúc này là giảm ánh sáng chói cho mắt.

Kính mát không có sự thay đổi lớn nào về kỹ thuật cho đến thế kỉ XVIII sau một thí nghiệm của Jame Ayscough. ông đã thử nhuộm màu cho tròng kính, ông tin chắc rằng tròng kính được nhuộm màu xanh sẽ giúp người sử dụng nhìn rõ hơn khi đeo kính. Lúc này Ayscough vẫn chưa biết đến việc sản xuất kính mát có khả năng chống tia tử ngoại.

Năm 1929, tại Mỹ, Sam Foster đã tạo ra một cuộc thay đổi lớn về kỹ thuật để đưa kính mát đến gần với đại đa số người tiêu thụ hơn, kính mát lúc này được thiết kế có khả năng chống lại tia tử ngoại mặt trời. Foster rất nhanh nhạy bán loại kính này đến dàn tắm nắng dọc bờ biển thành phố Atlantic, New Jersey và Woolworth.

Nguồn gốc kính có khả năng bảo vệ mắt khỏi nắng bắt nguồn từ Không lực Hàng không Mỹ. Thập niên năm 1930, nhiệm vụ của Bausch và Lomb là tạo ra cặp kính bảo vệ phi công khỏi ánh sáng chói, nhận dạng được độ cao ánh sáng hắt từ mặt biển. Edwin H Land là người phổ biến kỹ thuật này, ông cũng là người phát minh ra camera Polariod với thấu kính phân cực màu vàng có khả năng chống lóa. Thấy được thị trường tiềm năng của loại kính này, năm 1937 họ đã đăng ký thương hiệu RayBan cho nó và quảng cáo loại kính này như là vật bảo vệ cho các anh hùng Mỹ, những người năng động và đam mê thê thao.

Vào năm 1936, kính mát trở nên rất phổ biến khi Edwin H. Land ứng dụng phát minh bộ lọc Polaroid của mình vào việc sản xuất kính. Vào thời điểm này. đã có rất nhiều người Mỹ quan tâm đến việc đeo kính mát. Các ngôi sao nổi tiếng các nhạc công bắt đầu đeo kính trong khi trình diễn. Họ dùng kính mát ngoài chức năng bảo vệ mắt, còn như là một món đồ thời trang giúp cho họ có mót phong cách rất “cool , Kính mát đã trở thành một “hiện tượng văn hóa", nhiêu người đã rất thích đeo kính mát không chỉ vì nắng, thậm chí khi họ đang ở trong nhà.

Kính mát ngày càng thành công to lớn hơn nhờ vào Thế chiến thứ II nổ ra và phong cách Coolness” của các phi công mang nó. Ngay tức thời, quảng cáo kính mang hình ảnh của các quý bà trứ danh cùng với các phi công mang kinh thê thao Ray-Ban. Hãy xem Đại tướng Arthur, chỉ huy trưởng trung đoàn bay Pacific trong Thế chiến II mang kính hiệu Ray-Ban, cùng với tàu thuốc và đầu đội nón chỉ huy đem đến hình tượng vừa cao quý, vừa huyền thoại và đáng kính đến nhường nào.

Foster Grant, nhân vật đầu tiên giới thiệu kính mát đến Hợp chủng quốc Hoa Kì, cũng như Bausch và Lomb, đã rất thành công vào thập niên năm 60 khi giới thiệu các nhân vật nổi tiếng đeo kính mát. Cuộc cách mạng quảng cáo kính đã thành công đến nỗi vào thập niên năm 70 có khi nó mang lợi nhuận đến hàng tỷ đô la. Ngày nay, thời trang kính đã ăn sâu vào tiềm thức văn hóa tiêu dùng ờ Mỹ, châu Âu và châu Á, với hàng trăm nhà sản xuất kính từ những chiếc nhỏ xíu rẻ tiền cho trẻ con đên kính hàng hiệu có thể nghe cả nhạc MP3, mặc dầu các nhà quảng cáo không bao giờ giới thiệu kính như là một sản phẩm bảo vệ sức khỏe tuyệt đối, với hàng ngàn minh chứng cho thấy nhiều tác hại từ kính dỏm như là đục thủy tinh thể, ung thư thì kính mát vẫn là vật dụng không thể thiếu.

Ngày nay, kính mát ngày càng có nhiều tiện ích, bảo vệ mắt khỏi tia tử ngoại trở thành tiêu chi trong công nghiệp sản xuất kính và đã xuất hiện nhiều loại kính mát chuyên dụng cho thê thao.

Hiện nay kính mát được nhuộm rất nhiều màu và thay đổi rất nhiều kiểu dáng. Quy ước cho “kính thuốc” là phải thay đổi màu sắc khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Năm 2004, Oakley phát triển thương hiệu kính có gắn phụ kiện tai nghe kỹ thuật số. Ngày nay, nhiều người mù đeo kính, các nhân vật nổi, minh tinh điện ảnh cũng đeo kính, thậm chí các nhân vật trong tiểu thuyết cũng đeo kính. Kính mát đã đi một chặng đường phát triển rất dài từ thuở sơ khai xuất hiện tại Rome và Trung Hoa.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng nghiên cứu ra loại kính thứ hai là kính dùng cho những người bị cận thị hay viễn thị, loạn thị, loại kính này được nhân dân ta gọi là “ kính thuốc’

CÁCH CHỌN KÍCH THƯỚC:

Ngoài việc bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt, kính đeo mắt ngày nay còn được xem như một món thời trang với mẫu mã, màu sắc, công dụng và chất ngày càng đa dạng. Tuy nhiên việc chọn một cặp kính thích hợp và đảm bảo được chất lượng không đơn giản như bạn nghĩ.

A. Những nguyên tắc để chọn kính thước:

Đối với kính có độ (kích thước) phải đạt những tiêu chuẩn sau:

1. Kính phải bền, khó vỡ, được điều chế bằng những loại thủy tinh đặc biệt đồng nhất và có chiết xuất cao, khó trầy xước.

2. Vị trí đeo trước mắt phải đúng tám, nếu không sẽ gây mỏi mắt, nhức đầu, đau cổ.

3. Gọng kính áp sát trên mũi, tạo cảm giác nhẹ nhàng nhưng chắc chắn. Kính không được lỏng lẻo vì dễ gây trượt.

4. Gọng áp nhẹ và song song với trán, phần gọng ở tai không được chặt quá.

B. Chon tròng kính thích hợp

Hiện nay trên thị trường có hai loại tròng:

- Tròng nhựa: được tổng hợp từ các loại nhựa hữu cơ.

Ưu điểm: nhẹ, không vỡ. Khuyết điểm: dễ trầy xước, sau một thời gian sử dụng độ trong suốt sẽ giảm. Với các tiến bộ khoa học kĩ thuật, hiện đã có loại tròng kính rất mỏng, không vỡ và khó bị trầy xước gọi là kính siêu mỏng.

- Tròng thủy tinh. Ưu điểm: không trầy, giữ được độ trong suốt lâu.

Khuyết điểm: dễ vỡ, thường nặng, nhất là những kính có độ cận viễn cao

C. Những đặc tính khác nhau của các loại tròng

Tùy theo cá tính, nghề nghiệp, quan điểm thẩm mỹ, bệnh tật mà mỗi người sẽ chọn cho mình một loại tròng với các đặc tính phù hợp.

- Kính nhựa: thường dùng cho những người ít cẩn thận hay trẻ em để tránh bị vỡ.

- Kính đổi màu: là những loại kính có màu thay đổi khi ra ngoài nắng hay vào trong nhà. Khi ánh sáng càng mạnh thì màu kính càng sẫm, loại kính này giúp cho mắt nhìn khỏi chói, mát mắt, đỡ nhức đầu.

- Kính ngăn chặn tia cực tím UV: Khi ra ngoài nắng lâu, các tia cực tím có thể sẽ gây các bệnh về mắt như: viêm giác mạc, cườm, phỏng võng mạc, suy thoái hoàng điềm, làm mắt mờ dần. Vì vậy khi ra nắng, chúng ta nên đeo kính để ngăn chặn tia cực tím. Kính màu không ngăn chặn được tia cực tím mà chỉ có tác dụng làm giảm ánh sáng đến mắt.

- Kính chống chói:là những loại tròng được chế tạo đặc biệt, có phủ một lớp hóa chất để loại bỏ các tia phản chiếu. Khi đeo kính, mắt sẽ không bị chói và dễ chịu hơn. Kính này được dùng cho những người lái xe vào ban đêm hay thường xuyên phải làm việc ở những nơi có nhiễu đèn, ánh sáng nhân tạo (máy tính, máy ảnh, truyền hình...).

- Kính siêu mỏng: là những kính rất nhẹ có tính thẩm mỹ cao, thường được dùng cho những người cận viễn nặng hay mổ cườm không đặt thủy tinh thể nhân tạo.

- Kính đơn tiêu:là những kính có cùng một độ hội tụ để điều chỉnh cận thị, viễn thị, loạn thị hay cườm.

- Kính lưỡng tiêu hay kính hai tròng: có thể giúp mắt nhìn được xa và gần (đọc sách).

- Kính đa tiêu hay kính có độ tăng dần (cấp số): có thể giúp mắt nhìn được mọi khoảng cách từ xa đến gần. Khi mới đeo loại kính này, có thể mắt hơi bị lóa nhưng sau một thời gian sẽ quen dần.

D. Làm sao biết kính có chất lượng tốt?

Chất lượng của các loại kính đeo mắt (dù là kính mát hay kính có độ, từ rất rẻ đến loại đắt tiền) đều phụ thuộc vào hai thành phần chính.

Phần tròng: Dù bằng thủy tinh hay nhựa đều phải đồng nhất và trong suốt, có độ bền tốt, không dễ vỡ, không dễ xước (nhất là loại kính nhựa), chiết xuất cao và nhẹ. phái ngàn chặn được tia cực tím khi ra nắng nhìn được chính xác, không gây lóa mắt, không làm mỏi và bảo vệ được mắt.

Các loại kính rẻ tiền do không đạt những tiêu chuẩn này, do vậy khi đeo thường gây ảnh hưởng xấu cho mắt. Ví dụ như kính làm bằng thủy tinh không chất lượng (kính cưa) dễ gáy nhức đầu, rất nguy hiểm khi lái xe.

Kính không ngăn ngừa được tia cực tím: ra nắng nhiều có thể gây một số bệnh về mắt.

Khi cho trẻ em đeo kính, nên chọn những kính khó vỡ, khó trầy xước, gọng mềm, ôm sát mắt mà không gày khó chịu cho trẻ.

E. Nên mua kính ở đâu?

Sau đây là một số tiêu chuẩn của các tiệm kính thuốc (có tính hướng dẫn) mà bạn có thể đến mua.

- Tiệm phải có nhân viên đã được huấn luyện chuyên ngành (ở Mỹ là các Ophthometrist, ở nước ta là các kỹ thuật viên khúc xạ và mắt kính).

- Tiệm đã mở lâu năm, nhân viên có nhiều kinh nghiệm.

- Nếu cần phải có bác sĩ chuyên khoa phụ trách. Tuy nhiên, không phải bác sĩ nhãn khoa nào cũng am hiểu về kính và khúc xạ. Muốn biết phải học thêm về ngành này. Khoảng 20 năm trước, Thành phố Hồ Chí Minh có bệnh viện Điện Biên Phú (nay là BV. Mắt) có mờ các lớp về khúc xạ cho một số bác sĩ nhãn khoa.

- Có đầy đủ trang thiết bị để đo và khám mắt đúng tiêu chuẩn.

- Không nên tin vào những lời quảng cáo hay hình thức bên ngoài (một tiệm kính thuốc không nhất thiết phải quá lớn hay hào nhoáng).

shoppe