Đăng ký

Thực hành về các phép tu từ: phép điêp và phép đối

2,486 từ Văn mẫu

I. Luyện tập về phép điệp (điệp ngữ)

Câu 1. Đọc các ngữ liệu (1) và (2) mục 1.1 (SGK trang 124) và trả lời câu hỏi.

    a. Ở ngữ liệu (1) nụ tầm xuân được lặp lại nguyên vẹn. Nếu thay thế bằng hoa tầm xuân hay hoa cày này... thì câu thơ sẽ mất hay, mức độ biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa cũng như khả năng gợi hình tượng nghệ thuật sẽ giảm sút, cũng không gợi dược hình ảnh người con gái...

   Cũng như ngữ liệu (1)

                                                   Bây giờ em đã có chồng

                                       Như chim vào lồng như cá mắc câu

                                                Cá mắc câu biết đâu mà gỡ

                                      Chim vào lồng biết thuở nào ra.

   Ở đây có sự lặp lại  hai câu sau. Sự lặp lại đó giúp cho sự so sánh thêm rõ ý, tạo âm hưởng và khiến người đọc dễ nhớ hơn.

   b. Trong các câu ở ngữ liệu (2), việc lặp từ không phải là phép điệp tu từ. Việc lặp từ đây có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa và khiến người đọc dễ nhớ hơn.

   c. Phát biểu định nghĩa về phép điệp.

    Phép điệp là biện pháp tu từ lộp lại một yếu tố diễn dạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh biểu dạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật.

Câu 2. Bài tập ở nhà

a. Tìm ba ví dụ có điệp từ, điệp câu nhưng không có giá trị tu từ.

   Loại điệp từ không có màu sắc tu từ có thể thấy xuất hiện phổ biển ở các bài văn:

- Anh ấy uống nhiều, nói nhiều và hát nhiều nữa.

-  Văn học giúp ta nhận thức cuộc sống, văn học còn chắp cánh ước mơ.

- Tôi yêu thương con người phương Nam, yêu cái nắng gió phương Nam.

b. Tìm ba ví dụ trong những bài văn đã học có phép điệp.

   Phép điệp được dùng khá phổ biến trong các tác phẩm văn học, đặc biệt là trong thơ (các bài ca dao; đoạn trích truyện thơ Tiễn dặn người yêu; Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi; các đoạn trích Truyện Kiểu của Nguyễn Du...).

Ví dụ 1 - Điệp từ:

                                                        Người ta đi cấy lấy công

                                              Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

                                                       Trông trời, trồng đất, trông mây

                                           Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm

                                                       Trông cho chân cứng đá mềm

                                            Trời yên bể lặng, mới yên tấm lòng

                                                                                                          (Ca dao)

Ví dụ 2 - Điệp ngữ:

                                       Đảng ta đó, trăm tay nghìn mắt

                                       Đàn em ta đây xương sắt da đồng 

                                       Đảng ta muôn vạn công nông

                                      Đảng ta muôn vạn tấm lòng niềm tin.

                                                                                           (Tố Hữu)

Ví dụ 3 - Điệp cấu trúc:

                                               Tre xung phong vào xe tăng đại bác.

                                              Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.

                                              Tre hi sinh để bảo vệ con người.

                                              Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

c. Viết một đoạn văn có phép điệp theo nội dung tự chọn.

   Nên chọn kiểu văn miêu tả, văn thuyết minh hoặc văn nghị luận để viết đoạn văn. Khi viết những câu văn có phép điệp cần lưu ý để tránh nhầm lẫn với việc điệp từ, điệp câu nhưng không có giá trị tu từ.

II. LUYỆN TẬP VÊ PHÉP ĐỐI

Câu 1. Đọc những ngữ liệu II. (SGK trang 125,126) và trả lời câu hỏi:

   a. Ở ngữ liệu (1) và (2) ta thấy cách sắp xếp từ ngữ có nét dặc biệt là phân chia thành hai vế cân đối với nhau, gắn kết lại nhờ phép dối xúng vị trí của các danh từ (chim; người, tổ, tông..) các tính từ (đói rách, sạch, thơm...) các dộng từ (có, diệt, trừ...) tạo thế cân dối rất mực chỉnh chu.

   b. Trong ngữ liệu (3) và (4)

    Ngữ liệu (3) có tiểu đối trong bốn chữ: hoa cười I ngọc thốt và tiểu dối trong khuôn khổ một câu: Khuôn trăng đầy đặn I nét ngài nở nangMây thua nước tóc Ị tuyết nhường màu da.

   Ngữ liệu (4) 2 câu: câu trên đối với câu dưới tạo thế cân xứng giữa hai càu.

   c. Học sinh tự tìm một số ví dụ về phép đối trong:

        -Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo).

        -Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi).

        -Truyện Kiều (Nguyễn Du). 

       -Thơ Đường luật.

   d. Học sinh tự phát biểu định nghĩa về phép đối đã học.

    Phép đối là cách xếp đặt từ ngữ cụm từ và câu ỏ vị trí câu xứng nhau để tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau, nhầm ngợi ca một vè đẹp hoàn chinh và hài hòa trong diễn dạt một ý nghĩa nào đó.

Câu 2. Phân tích các ngữ liệu ở mục 2 (SGK trang 126) và trả lời câu hỏi:

a. Phép đối trong tục ngữ có tác dụng:

   -Phong phú về ý nghĩa (tương đồng và tương phản).

   -Thông nhất hài hòa về âm thanh

   -Cân đối trong xếp đặt, có vẻ đẹp cân xứng của ý nghĩa và âm thanh.

   -Hoàn chỉnh và khả năng ghi nhớ.

   Người ta không thế thay được những từ đó vì trong những từ được chất lọc kĩ càng.   

   Phép đối còn dựa vào biện pháp ngòn ngữ vần như ta. thường thây

   b. Tục ngừ ngắn mà khái quát dược hiện tượng rộng, người không hoc cùng nhớ, không cố giữ lại mà vẫn được lưu truyền là nhờ biện pháp ngôn ngữ vần, nhờ phép đối.

Câu 3. Bài tập ở nhà

a. Tìm mỗi kiểu đối một ví dụ.

   Có nhiều kiểu đối: đối thanh điệu; đối từ loại; đối ngữ nghĩa...

   Ví dụ:

- Kiểu đối thanh: chim có tổ / người có tông: (“tổ’’ - thanh trắc / “tông”, thanh bằng).

- Kiểu đối chọi về nghĩa: Gần mực thì đen / gần đèn thì sáng: (mực - xấu / đèn - tốt).

- Kiểu đối từ loại: Đói cho sạch /rách cho thơm: (các từ có cùng từ loại đối với nhau: đối - rách; sạch - thơm).

b. Có rất nhiều cách ra vế đối, cần tham khảo thêm câu đối của các bậc nho sĩ xưa để học tập cách ra vế đôi và cách đối.