Soạn bài: Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối
1. a, Nếu thay thế cụm từ “nụ tầm xuân” bằng cụm từ “hoa cây này” thì câu thơ sẽ không có sự liên kết logic, không có tính thẩm mĩ nghệ thuật.
+ “Nụ tầm xuân” là hình ảnh ẩn dụ cho người con gái.
+ Nhờ biện pháp điệp mà câu 2, 3 có nhịp điệu, tính nhạc, hài hòa đăng đối
- Ở ngữ liệu (2) sự lặp lại nhằm mục đích nhấn mạnh, khắc sâu tình thế mất tự do của cô gái. Nếu thiếu sự so sánh này thì tình thế “đã có chồng” của cô gái chưa được hình dung rõ ràng, sinh động được.
c, Phép điệp là biện pháp tu từ được xây dựng bằng cách lặp lại một, một số yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, cụm từ, câu từ) nhằm nhấn mạnh, diễn tả cảm xúc, ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng
2. Ba ví dụ có điệp từ, điệp câu nhưng không có giá trị tu từ
- Loại điệp từ không có màu sắc tu từ có thể thấy xuất hiện phổ biến ở các văn bản
- Anh ấy uống, nói nhiều, hát nhiều
- Văn học giúp ta nhận thức được cuộc sống, văn học còn nuôi dưỡng tâm hồn con người
- Tôi yêu vẻ đẹp cảnh vật của Hà Giang, nhưng tôi yêu nhiều hơn là tấm lòng của người Hà Giang
Điệp từ
- Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
- Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay…
- Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm.
c, Viết đoạn văn có sử dụng phép điệp
Tiếng Việt là nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Tiếng Việt không chỉ truyền tải thông tin, mà hơn thế, tiếng Việt truyền tải thông điệp mà còn hàm chứa trong đó tình cảm của người nói. Ngày nay, các bạn trẻ mải mê chạy theo các thứ tiếng nước ngoài như chạy theo “mốt” mà quên đi thứ tiếng trong trẻo, gần gũi thân thương như tiếng Việt.
Ngữ liệu 1 và 2, cách sắp xếp từ ngữ có đặc điểm là sự phân chia thành các vế câu đều đặn, có sự đối ứng chỉnh
Sự phân chia hai vế câu vừa cân đối, vừa có sự gắn kết với nhau, hoặc từ loại, về ý nghĩa khiến cho câu văn hài hòa với nhau
b, Ở trong ngữ liệu 3, câu 2, 4 đều tồn tại phép đối. Phương thức đối từ loại:
Khuôn trăng/ nét ngài; đầy đặn/ nở nang…
- Ở ngữ liệu 4, phép đối được xây dựng theo kiểu đối ý, đối thanh
c, Phép đối trong “Hịch tướng sĩ”:
“Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.
Trong Bình Ngô đại cáo:
+ Dối trời lừa dân, đủ muôn nghìn kế/ Gây binh kết oán, trải hai mươi năm
+ Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phơi
Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào
- Truyện Kiều
Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương mình xót xa
Râu hùm, hàm én, mày ngài
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.
d, Phép đối là cách sắp xếp từ ngữ, cụm từ, câu ở vị trí cân xứng nhau, tạo nên hiệu quả giống nhau trái ngược nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hòa, diễn đạt nội dung nào đó.
2. Phép đối trong tục ngữ cao dao thể hiện sự hài hòa, cân đối, giúp việc diễn đạt ý được khái quát, cô đọng. Giúp người nghe, người đọc dễ nhớ, dễ thuộc
- Không thể dễ dàng thay thế các từ vì kết cấu tục ngữ vô cùng chặt chẽ.
- Thông thường, phép đối dựa vào biện pháp ngôn ngữ về vần, từ, câu đi kèm, đặc biệt biện pháp ngôn từ về câu
b, Cách nói trong tục ngữ hàm súc, cô đọng, đồng thời nhờ sự hỗ trợ tích cực của phép đối mà tục ngữ dễ nhớ, dễ lưu truyền hơn
3. Kiểu đối về nghĩa: Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm
- Đối về thanh: ăn cây nào, rào cây ấy.
- Đối từ loại: Trong chán ngoài thèm, Chó treo mèo đậy
- Kiểu đối giữa các câu:
Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)