Đăng ký

Tâm trạng của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích qua đoạn trích cùng tên

4,525 từ

Tâm trạng của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích qua đoạn trích 

     Thúy Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều là một cô gái vốn được biết đến như tài sắc vẹn toàn lại may mắn được sinh ra trong một gia đình khá giả. Thế nhưng sóng gió cuộc đời ập tới, nàng phải rời xa gia đình và người yêu, một mình gánh chịu những cay đắng và tủi hờn do bị lợi dụng và lừa lọc. Dưới đây là tâm trạng của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích  qua phần phân tích đoạn trích cùng tên. Đây một trong những đoạn trích thể hiện được rõ nhất diễn biến tâm lý của nàng Kiều. 

Tâm trạng của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích- CungHocVui

Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Hướng dẫn viết dàn ý phân tích tâm trạng của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích

Mở bài phân tích tâm trạng của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích

-     Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích

Thân bài phân tích tâm trạng của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích

-     Cuộc đời Kiều truân chuyên, hồng nhan bạc mệnh và trải qua rất nhiều khổ đau. 

-     Không gian nhỏ bé của lầu Ngưng Bích như giam lỏng tự do, khóa chặt tuổi xuân của nàng Kiều

-     Xung quanh Kiều không hề có chút bóng dáng của con người.

-     Kiều bị đặt trong một hoàn cảnh rất đặc biệt khi cảnh tương bên ngoài mênh mông rộng lớn như lại càng tôn thêm sự cô đơn, trống trải trong lòng. 

-     Trong cảnh cô đơn ấy, nỗi nhớ gia đình, nhớ quê hương và người yêu lại dâng lên trong lòng Kiều

-     Dù trên bước đường đời có phải trải qua bao sóng gió thì tấm lòng son dành cho Kim Trọng ấy vẫn mãi vẹn nguyên

-     Những hình ảnh đáy lại càng đối lập với sự mênh mang của trời đất, làm chúng trở nên nhỏ bé, đơn độc và tội nghiệp như số phận của Kiều.

-     Bài thơ được khép lại trong trạng thái động với âm thanh dữ dội của gió, của sóng làm cho mặt biển như bị tung lên ồ ạt đập vào bờ.

Xem thêm:

Phân tích 6 câu đầu Kiều ở lầu ngưng bích

Cảm nghĩ của em về đoạn trích Kiều ở lầu ngưng bích

Kết bài phân tích tâm trạng của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích

-     Nghệ thuật sử dụng trong bài thơ: Tả cảnh ngụ tình, từ láy,....

-     Tổng kết về tâm trạng kiều xuyên suốt đoạn trích: Tâm trạng cô đơn, đáng thương đến tột cùng của Kiều. Giữa lúc ấy, nàng vẫn luôn khắc khoải, ngày nhớ đêm mong về người yêu, gia đình và nơi chôn rau cắt rốn.

Bài văn mẫu phân tích tâm trạng của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích

     Truyện Kiều là tác phẩm nổi tiếng nhất và gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Du. Truyện được chia làm nhiều phần khác nhau theo suốt cuộc hành trình của nhân vật chính. Một trong những phần nổi bật nhất là đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, với nghệ thuật tả cảnh và tả tình vô cùng đặc sắc.

     Cuộc đời Kiều truân chuyên, hồng nhan bạc mệnh và trải qua rất nhiều khổ đau. Lầu Ngưng Bích là nơi Thúy Kiều sống sau khi bị lừa bán vào lầu xanh. Khi ở đây nàng có thể nhìn thấy sự hùng vĩ của núi non, mây trời, cảnh sách đáng lẽ phải vô cùng đẹp. Thế nhưng do hoàn cảnh, không gian nhỏ bé của lầu Ngưng Bích như giam lỏng tự do, khóa chặt tuổi xuân của nàng Kiều.

     Mở đầu đoạn trích là câu thơ: "Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân".  "Khóa xuân" ở đây nói về việc Kiều bị giam lỏng, tuổi xuân cũng như bị giam cầm. Lầu Ngưng Bích được ví như nhà tù giam lỏng cuộc đời Kiều,qua đó ta thấy được sự đau lòng, đáng thương và xót xa mà nàng phải chịu đựng. Dưới con mắt của Kiều, không gian bên ngoài kia vô cùng mênh mông và rộng lớn:

                              Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

                                    Bốn bề bát ngát xa trông

                              Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia

                                    Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

                              Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

     Kiều bị đặt trong một hoàn cảnh rất đặc biệt khi cảnh tương bên ngoài mênh mông rộng lớn như lại càng tôn thêm sự cô đơn, trống trải trong lòng. Chỉ thấy "non xa" và "tấm trăng gần" khi đứng trên lầu mà ngước mắt lên trời cao. Cảnh đẹp, không gian nên thơ với những con sóng lượn, bãi cát nối tiếp nhau, …lãng mạn vô cùng nhưng lại mang chút đượm buồn.

Tâm trạng của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích- CungHocVui

Tâm trạng của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích

     Xung quanh Kiều không hề có chút bóng dáng của con người. Cái “xa trông”kia của Kiều như cái nhìn xa xăm tìm kiếm bóng hình một người nào đó xung quanh. Thế nhưng đáp lại chỉ có một không gian vắng lặng, tĩnh tại, không có chút động nhỏ bé nào đó xung quanh mình. Nó lại cũng như đang trông đợi hạnh phúc ở phía trước nhưng lại hoang văng và trống trải vô cùng:

                                    Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

                              Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

     Nghĩ đến thân phận và duyên phận của mình, Kiều vô cùng xấu hồ và tủi thẹn., “bẽ bàng”. Bị lừa bán vào lầu xanh, cô chẳng còn xứng đáng với tình cảm Kim Trọng dành cho mình.  Ở Ngưng Bích, cuộc đời như một vòng tuần hoàn khép kín,  một thân một mình đối diện với chính mình, sớm thì làm bạn với mây, tối thì lại chỉ biết trò chuyện với bóng đèn. Có lẽ vì vậy mà tâm trang như chia thành hai ngả: “nửa tình – nửa cảnh như chia tấm lòng”

     Trong cảnh cô đơn ấy, nỗi nhớ gia đình, nhớ quê hương và người yêu lại dâng lên trong lòng Kiều, cũng chính là nội dung của 8 câu thơ tiếp theo. Tác giả đã dùng động từ “Tưởng” để diễn tả nỗi nhớ của Kiều dành cho chàng Kim. Tưởng là nhớ tới mức hình dung ra Kim Trọng đang ở trước mắt trò chuyện với Kiều: 

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

                              Tin sương luống những rày trông mai chờ

                                    Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

     Tấm lòng sắt son, chung thủy của Kiều được thể hiện qua những câu thơ trên. dù trên bước đường đời có phải trải qua bao sóng gió thì tấm lòng son dành cho Kim Trọng ấy vẫn mãi vẹn nguyên. Kiều tự vấn lương tâm mình khi cho rằng tấm lòng ấy khi đã bị hoen ố, đã bị dập vùi khi Kiều đã thất thân với Mã Giám Sinh. Trong nỗi nhớ chàng Kim, khôn chỉ có những khoắc khoải mang ngón mà còn cả sự đau đớn, cùng cực và tủi hổ của Kiều.

Xem thêm:

Phân tích tâm trạng Kiều khi ở lầu ngưng bích

Đóng vai Kiều kể lại Kiều ở lầu Ngưng Bích

     Nỗi nhớ ập đến tiếp theo là nỗi nhớ cha mẹ: 

                                    Xót người tựa cửa hôm mai

                              Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

                                    Sân Lai cách mấy nắng mưa,

                              Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

     Xót là thương đến mức cảm thấy được sự đau xót trong lòng. Nàng xót khi phải nghĩ đến cảnh tượng cha mẹ tựa cửa đợi mình trở về mà vẫn chẳng thấy như bóng chim tăm cá.  Thúy Vân và em ở nhà giờ này liệu có chăm sóc tốt cha mẹ đã già yếu? 

     Sự xa cách của biết bao ngày mưa nắng nhưng cũng đồng thời gợi đến khoảng cách về không gian địa lí được khắc họa qua cụm từ “cách mấy nắng mưa”. Với sự xa xôi ấy, chẳng biết ngày nào nàng mới có thể trở về làm tròn bổn phận của một người con?

     Cách nhìn cảnh vật với đôi mắt thê lương, buồn bã cũng như dể khép lại đoạn thơ: 

                                    Buồn trông cửa bể chiều hôm

                              Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

                                    Buồn trông ngọn nước mới sa

                              Hoa trôi man mác biết là về đâu?

                                    Buồn trông nội cỏ rầu rầu

                              Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

                                    Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

                              Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

     Điểm nổi bật là điệp ngữ “buồn trông” được lặp lại 4 lần, nó như điệp khúc của tâm trạng nàng Kiều. Kiều buồn nên trông cảnh vật, vì buồn nên trông, mà càng trông lại càng buồn. Nỗi buồn cứ thế điệp đi điệp lại dâng lên thành lớp lớp sóng trào, cứ cuộn xoáy trong tâm khảm của Kiều mà trở thành gánh nặng tâm tư.

                                    Buồn trông cửa bể chiều hôm

                              Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

                                    Buồn trông ngọn nước mới sa

                              Hoa trôi man mác biết là về đâu?

     Không gian chiều hoàng hôn khi mặt trời đang dần ngả về tây với những chiếc thuyền nhỏ bé, thoắt ẩn thoắt hiện ở phía xa. Nhìn cánh hoa trôi bất định, nàng cảm thấy nó như tình cảnh mình, chẳng biết rồi sẽ đi về đâu. Những hình ảnh đáy lại càng đối lập với sự mênh mang của trời đất, làm chúng trở nên nhỏ bé, đơn độc và tội nghiệp như số phận của Kiều. Nàng nhớ nhà, chỉ muốn được qua trở về: 

                                    Buồn trông nội cỏ rầu rầu

                              Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

     Trông về phía xa chỉ khiến thêm buồn tủi, nàng đành quay về xung quanh để tìm kiếm sự an ủi. Thế nhưng đập vào mắt lại là cảnh đám cỏ xanh héo úa “nội cỏ rầu rầu” . Lòng nàng vốn buồn nên nhìn đâu cũng chỉ thấy cảnh buồn, cảnh nhuốm màu tâm trạng.

Xem thêm:

Cảm nhận 8 câu thơ cuối Kiều ở Lầu Ngưng Bích

Số phận của Thúy Kiều khi cảm nhận 8 câu thơ cuối

     Như vậy, màu xanh ngắt, xanh xanh của cỏ lá đã trở thành màu của sự xa cách, sự ly biệt và nhạt nhòa. Nay từ “xanh xanh” lại xuất hiện trong câu thơ của Nguyễn Du nên màu sắc ấy biểu trưng cho sự nhạt nhòa, sự chán nản, vô vọng của Kiều trước một khung cảnh thiếu vắng sự sống, cô đơn, và tẻ nhạt. Cuộc sống nàng tù túng, không có cách nào có thể thoát khỏi hoàn cảnh nào.

                                    Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

                              Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

     Bài thơ được khép lại trong trạng thái động với âm thanh dữ dội của gió, của sóng làm cho mặt biển như bị tung lên ồ ạt đập vào bờ. Nó như cơn sóng tâm trạng của Kiều, lên xuống bất ổn.

     Bút pháp tả cảnh ngụ tình được sử dụng khéo léo xuyên suốt đoạn thơ, mỗi một câu lại như một bức tranh tâm trạng tả thực của Kiều. Là nỗi cay đáy, xót xa, nhớ nhung khắc khoải của một người con gái có tài có sắc nhưng lại bạc mệnh. Một kiếp má đào, trôi nổi, vô định, mong manh và bế tắc không biết đi về nơi đâu. 

     Ta thấy được rằng đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích vô cùng đặc sắc ở mọi mặt: cách dùng từ, hình ảnh phù hợp,...Thành công khắc họa hình ảnh và tâm trạng nhân vật. Người đọc có thể hình dung ra được tâm trạng cô đơn, đáng thương đến tột cùng của Kiều. Giữa lúc ấy, nàng vẫn luôn khắc khoải, ngày nhớ đêm mong về người yêu, gia đình và nơi chôn rau cắt rốn. Từ ấy lại càng tôn lên sự thủy chung, hiếu thảo, xót thương cho một người con gái tài hoa.

 

shoppe