Đăng ký

Cảm nhận 8 câu thơ cuối Kiều ở lầu Ngưng Bích- Văn mẫu hay lớp 9

3,503 từ Cảm nhận

CẢM NHẬN 8 CÂU THƠ CUỐI KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

    Cùng CungHocVui tham khảo bài văn mẫu cảm nhận 8 câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích để thấy rõ phong cảnh thiên nhiên cũng như sự tài tình trong miêu tả của Nguyễn Du.

Cảm nhận 8 câu thơ cuối kiểu ở lầu ngưng bích- CungHocVui

Cảm nhận về 8 câu cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Mở bài cảm nhận 8 câu thơ cuối Kiều ở lầu Ngưng Bích

     Văn học Việt Nam là sự kết tinh tinh hoa trí tuệ của biết bao thế hệ, văn học đi dọc theo lịch sử dân tộc, mỗi một nhà văn đều góp vào kho tàng vô giá ấy những tác phẩm bất hữu. Hòa vào dòng chảy ấy, Nguyễn Du cũng để lại cho đời “Truyện Kiều” – Truyện thơ kinh điển của nền văn học Việt Nam.

      Bất kể thời gian bào mòn vạn vật nhưng giá trị mà “Truyện Kiều” mang lại cho dân tộc ta vẫn không hề sai khắc. “Truyện Kiều” ngoài là bức chân dung khắc họa cuộc đời và tính cách của Thúy Kiều còn là một văn tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Dẫu vui hay buồn thì cảnh trong thơ của Nguyễn Du cũng mang một sắc thái riêng và tám câu cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là minh chứng rõ nét nhất cho việc ấy.

Thân bài cảm nhận 8 câu thơ cuối Kiều ở lầu Ngưng Bích

     Sau khi bị lừa bán vào lầu xanh, Kiều bị Tú Bà giam lỏng chờ đến ngày thực hiện mưu đồ tiếp theo. Đó chắc hẳn là những tháng ngày khó khăn nhất cuộc đời Kiều bởi bất hạnh, đau khổ cứ tiếp nối nhau mà dằn vặt nàng. Đã từng tìm đến cái chết nhưng không thành công, Kiều phải chôn vùi tuổi xuân của mình tại lầu Ngưng Bích với những đau đớn, khổ nhục, cô đơn đến cùng cực.

     Nàng cứ đứng ở lầu Ngưng Bích khắc khoải về một hướng xa xăm, là gia đình, là cha mẹ, là người yêu đang ngóng đợi. Một mình nàng trải qua ngày tàn nơi này, mỗi ngày đều là một sự dằn vặt, đau đớn đến tột cùng.

                              Buồn trông cửa bể chiều hôm

                         Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

     Thời gian “Chiều hôm” thường được ví như thời khắc nỗi buồn ngự trị trong ca dao, thơ ca. Chỉ khi bóng mặt trời dần khuất bóng, nỗi buồn trong tâm khảm của con người lại dần lộ diện. Thời gian chiều hôm biểu tượng cho sự cô đơn kết hợp với cảnh vật chỉ thấp thoáng đôi ba cánh buồm nhưng lại ở phía “xa xa” càng tôn lên sự đơn độc của cảnh vật. Không gian đơn độc, rộng lớn mang đến nỗi buồn man mác.

Xem thêm:

Phân tích 6 câu đầu Kiều ở lầu ngưng bích

Cảm nghĩ của em về đoạn trích Kiều ở lầu ngưng bích

     Cứ ngỡ sự xuất hiện của những cánh buồm sẽ thổi thêm một luồng sinh khí mới nhưng hóa ra lại chỉ tô đậm sự hiu quạnh, lẻ loi của cả cảnh và người. Phép điệp ngữ “thấp thoáng cánh buồm xa xa” làm cho buồn cứ chất chồng, khôn nguôi. Kiều trong hoàn cảnh đang bị bán mình để cứu gia đình, chưa biết số phận bản thân sẽ được được định đoạt như thế nào. Điều đó, lại càng khát khao hơi ấm gia đình, nhớ những khoảnh khắc đoàn viên.

     Tất cả những gì nàng muốn là được trở về quê hương, về bên gia đình và sum họp cùng những người thân. Nỗi lòng dày xé đứa con quê ấy cũng được thể hiện rất nhiều qua những câu ca dao, tục ngữ Việt Nam:

                              Chiều chiều ra đứng ngõ sau

                         Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

     Sau sự đau đớn vì sự đơn độc bao quanh, nàng nhìn thấy hoa kia, thấy dòng nước kia rồi tự hỏi liệu số phận bản thân mình sẽ đi đâu, về đâu.

                              Buồn trông ngọn nước mới sa

                         Hoa trôi man mác biết là về đâu?

     Nỗi buồn xa xứ, sự đơn độc bao vây khiến nàng khó mà cựa quậy hay vẫy vùng. Tâm trạng cứ thế tiếp nối, nàng tiếc thương cho số phận mình, đồng thời cũng đặt ra một câu hỏi khó lòng trả lời rằng số phận nàng sẽ tiếp diễn như thế nào. Hình ảnh “hoa trôi” xuất hiện giữa “dòng nước” trôi chảy mình giữa biển lớn ẩn dụ cho số phận của người con gái trước biển lớn cuộc đời.

     Biết bao thế hệ. Biết bao cảnh đời con gái đã phải chịu sự bấp bênh, tình cảnh éo le. Số phận của bản thân không được quyền quyết định mà phải phó thác vào tay của người khác trong xã hội phong kiến. Câu hỏi tu từ “Biết là về đâu” là minh chứng rõ nhất cho điều ấy. Chưa một lần trong đời, họ được quyền quyết định người mà bản thân sẽ sống chung đến đầu bạc răng long, ngay cả quyền sinh, quyền sát của bản thân cũng do người khác quyết định.

 

Cảm nhận 8 câu thơ cuối kiểu ở lầu ngưng bích- CungHocVui

Cảm nhận 8 câu thơ cuối Kiều ở lầu Ngưng Bích

     Xã hội phong kiến đã đạp người con gái xuống đến tận cùng, không để họ được sống trọn vẹn là con người. Người con gái như ở dưới đáy cùng xã hội, từ khi sinh ra chẳng được đi học, rạng danh bảng vàng như nam nhi, khi đến tuổi dựng vợ gả chồng lại phải do người đời tùy ý sắp đặt. “Ngọn nước mới sa” như những giông bão, những khó khăn vùi dập không thương tiếc cuộc đời của nàng.

     Mấy mươi năm tồn tại ở đời, biết bao nhiêu uất ức phải cam chịu, có những kiếp đời lại phải bán cả mình cho những tên vô nhân tính như Thúy Kiều Hoa còn là biểu trưng cho sự yếu đuối, mong manh của người con gái luôn khát khao một sự chở che. Ca dao, tục ngữ cũng đã từng đề cập đến sự bất định về tương lai của người phụ nữ và sống cuộc đời không phải của bản thân, là tồn tại chứ không phải là sống qua câu:

                              Thân em như tấm lụa đào

                         Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

                                            “Buồn trông nội cỏ rầu rầu

                         Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”

     Nếu sắc xanh trong “Cảnh ngày xuân” là sắc xanh tràn trề nhựa sống, mang đến cho con người một hơi thở tươi mát, mang đến vạn vật sinh khí tốt tươi. Thì ở đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, màu xanh này lại hoàn toàn đối lập. Sắc xanh của bầu trời hòa vào sắc xanh của đất tạo nên một màu đơn điệu, chán chường, làm nỗi tuyệt vọng của nàng càng thêm sâu. “Nội cỏ rầu rầu” mang màu sắc héo úa, xám xịt, chất chứa đầy những úa tàn.

     Nàng nhìn ra khung cảnh xung quanh để tìm kiếm một sự đồng lòng, đồng cảm. Thế nhưng cỏ cây đất trời bấy giờ như cũng vô tri. Tất cả đều bị nỗi buồn của nàng lấn át, dần hòa vào nỗi tuyệt vọng ấy khiến chúng trở nên bế tắc, vô vọng. Nàng ngắm cảnh lại càng thêm ngao ngán, chán nản.

     Đâu đâu trong bức tranh thiên nhiên ấy cũng mang một màu sắc thê lương, nó chẳng những là màu sắc của thiên nhiên mà còn là màu sắc của tâm trạng Thúy Kiều bởi “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Tâm trạng Thúy Kiều bấy giờ đầy ảm đạm, mệt mỏi, chán chường nên thông qua lăng kính ấy thiên nhiên bốn bề cũng mang màu sắc thê lương.

Xem thêm:

Phân tích tâm trạng Kiều khi ở lầu ngưng bích

Đóng vai Kiều kể lại Kiều ở lầu Ngưng Bích

     Hai câu thơ cuối như đỉnh cao của cung bậc cảm xúc của nàng, nỗi buồn bấy giờ không còn bên trong mà đã thành tiếng, thành hình. Sự rợn ngợp, tuyệt vọng trong tâm trí nàng được đẩy lên cao nhờ thủ pháp tả cảnh ngụ tình.

                              “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

                         Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

     Từ láy “ầm ầm” như sự dâng trào của thiên nhiên, biển như đang gào thét từng hồi giữa hư vô. Nàng thấy mình không còn ở lầu Ngưng Bích nữa mà là đang hòa vào làn sóng dữ kia. Sự khủng khiếp của thiên nhiên như đang trực chờ tước đi mạng sống của Kiều, chúng đại diện cho những bão tố, những thứ đang chờ phía trước và cũng là sự cao trào cảm xúc bên trong. Từ đơn độc, hoang mang, đau khổ và bấy giờ lại là lo lắng, sự tiếp nối cảm xúc cứ như thế ôm trọn lấy nàng.

     Nguyễn Du đã sử dụng rất tài tình thủ pháp tả cảnh ngụ tình bởi nó không chỉ là thiên nhiên mà còn là tiếng lòng Thúy Kiều được cất lên một cách đau đớn. Sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ kết hợp với lớp từ biểu cảm gợi hình một cách hài hòa càng làm cho đoạn trích trở nên hoàn hảo đến lạ thường.

Xem thêm:

Số phận của Thúy Kiều khi cảm nhận 8 câu thơ cuối

Kết bài cảm nhận 8 câu thơ cuối Kiều ở lầu Ngưng Bích

          Bức tranh thiên nhiên cũng là bức tranh tâm trạng của Thúy Kiều được Nguyễn Du tài tình khắc nên bằng câu từ qua bao thời gian vẫn còn giá trị rất lớn. Giá trị nghệ thuật, giá trị nội dung và cũng là giá trị nhân đạo thể hiện ở sự đồng cảm của Nguyễn Du với cuộc đời những người phụ nữ thời phong kiến. Nhà thơ đã thay họ cất lên tiếng nói đồng lòng của mình một cách ý nghĩa nhất, nhân văn nhất.

 

 

 

shoppe