Soạn văn hay 11: Tình yêu và thù hận - Sếch - xpia
Với bài Tình yêu và thù hận của nhà văn Sếch - xpia, Cunghocvui.com xin gửi đến các bạn bài Soạn Tình yêu và thù hận đầy đủ và ngắn gọn nhất ngay sau đây!
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Uy-li-am Sếch-xpia (1564 – 1616) là nhà viết kịch nổi tiếng của nước Pháp trong thời kì phục hưng
- Ông để lại 37 vở kịch với các thể loại khác nhau, có cả bi kịch lẫn hài kịch, những tác phẩm của ông là tiếng nói về những khát vọng, tự do, là lòng nhân ái và niềm tin bất diệt vào khả năng của con người trong cuộc sống, tin rằng họ sẽ có khả năng hướng thiện và khẳng định cuộc sống của mình.
2. Tác phẩm
a) Hoàn cảnh sáng tác
Rô-mê-ô và Giu-li-ét được sáng tác vào cuối thế kỉ XVI, là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Uy-li-am Sếch-xpia, cũng là một trong những vở bi kịch nổi tiếng của cả nhân loại
Trích đoạn Tình yêu và thù hận thuộc lớp 2, hồi II của vở kịch này.
b) Bố cục
Phần 1: 6 lời thoại đầu
Nội dung: Sự độc thoại bộc lộ tình yêu thầm kín của Rô-mê-ô và Giu-li-et
Phần 2: Còn lại
Nội dung: Cuộc đối thoại của Rô-mê-ô và Giu-li-et
Xem thêm Tóm tắt tác phẩm Rô-mê-ô và Giu-li-ét
Đọc thêm: Rô-mê-ô và Giu-li-ét - Sếch-xpia
II. Tìm hiểu chi tiết
Câu 1 (Trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Từ câu thoại 1-7: độc thoại, để hai nhân vật tự thổ lộ tình cảm của mình
Từ câu 8-16: lời đối thoại giữa hai người, Rô-mê-ô - Giu-li-et có cơ hội bộc trực tình cảm với nhau
+ Các hình ảnh so sánh thể hiện, miêu tả vẻ đẹp của Giu-li-et
+ Vượt lên định kiến của gia đình, nàng Giu-li-et dám nói lên tình yêu chân thành say đắm
+ Lời hẹn thề chứng tỏ thành kiến của xã hội phong kiến dần mất tác dụng
Câu 2 (Trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét thể hiện qua đoạn trích:
- “Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi...”
- "Nàng tiên lộng lẫy, nàng tiên kiều diễm, nàng tiên yêu quý của tôi ơi, đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu, tôi thù ghét cái tên tôi, vì nó là kẻ thù của em.."
- Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-et diễn ra trong hoàn cảnh hai dòng họ có mối thù hận truyền kiếp. Tính chất thù hận của hai dòng họ được phản ánh trong lời thoại của Giu-li-et đến năm lần.
- Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-et diễn ra trong bối cảnh hai giọng thù địch:
+ Sự thù hận của hai dòng họ ngăn cách tình cảm của hai người
+ Nỗi ám ảnh thù hận xuất hiện ở nàng Giu-li-et nhiều hơn, nàng lo lắng cho mình và còn cả người yêu
+ Rô-mê-ô quyết liệt hơn, chàng sẵn sàng từ bỏ dòng họ để chọn tình yêu, chàng sợ mất Giu-li-et
→ Cả hai đều hiểu, và nói tới thù hận để cùng vượt lên rào cản, xây dựng tình yêu
Câu 3 (Trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Diễn biến tâm trạng của Rô-mê-ô với hình thức so sánh liên tưởng qua lời thoại đầu tiên:
- Đây là lời thoại dài nhất và là lời thoại độc thoại nội tâm của nhân vật
- Thiên nhiên được nhìn qua điểm nhìn của người đang yêu vì thế thiên nhiên như cộng hưởng, trân quý.
- Tâm trạng yêu thương nồng cháy, đam mê, ngỡ như không có gì ngăn cản được Rô-mê-ô trèo tường đến bên dưới phòng ngủ của Giu-li-et
- Mạch suy nghĩ của chàng hướng tới đôi mắt lên tiếng, đôi môi lấp lánh của người yêu
- Khát vọng yêu đương mãnh liệt
=> Tóm lại, không có gì có thể ngăn cản được tình yêu cháy bỏng của Rô-mê-ô dành cho Giu-li-et, khiến cho chàng phải trèo tường đến bên dưới phòng ngủ của Giu-li-et để bày tỏ tình cảm với nàng. Chàng thấy Giu-li-et đẹp hơn cả những vì sao trên bầu trời.
Câu 4 (Trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Diễn biến tâm trạng của Giu-li-et:
- Bởi tình yêu dành cho Rô-mê-ô nên Giu-li-ét chỉ nghĩ đến trở ngại lớn nhất là vấn đề hận thù dòng họ. Từ đó nàng có những suy nghĩ thật táo bạo: hoặc là chàng Rô-mê-ô từ bỏ dòng họ của mình, hoặc là nàng sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu-lét nữa. Đối với Giu-li-ét, điều quan trọng của con người là tình yêu chứ không phải là dòng họ.
- Thông qua lời độc thoại nội tâm, nàng bộc lộ nỗi lòng của mình “hãy thề yêu em đi”, “chỉ có dòng họ chàng là thù địch của em”
- Ta có thể thấy nỗi lo âu đang thường trực trong lòng của Giu-li-et và cũng thấy được tình yêu sâu đậm, mãnh liệt của nàng dành cho Rô-mê-ô dù cả hai dòng họ của hai người có một mối thù truyền kiếp.
Câu 5 (Trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Tình yêu và thù hận được giải quyết trong mười sáu lời thoại:
- Vấn đề thù hận: thù hận không xuất hiện như một thế lực cản trở tình yêu, thù hận chỉ thể hiện qua dòng suy nghĩ các nhân vật, song đó không phải động lực chi phối hành động của nhân vật
- Tình yêu của hai người vượt qua từ lời thoại 13-15 trong đoạn trích
→ Tình yêu diễn ra trên cái nền thù hận, thù hận bị đẩy lùi, chỉ còn tình yêu, tình người bao la, giàu tư tưởng nhân văn của tác giả
Thông qua bài Soạn Tình yêu và thù hận, Cunghocvui hy vọng các bạn học sinh sẽ có thêm một tài liệu tham khảo hữu ích trong chương trình học Ngữ văn lớp 11. Chúc các bạn học tốt!