Soạn bài: Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học
Đề 1: Người xưa có câu: “Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều”. Anh (chị) hãy nói rõ ý kiến của mình về quan niệm trên.
Gợi ý:
- Theo các nhà nho, Thúy Kiều có những hành động ứng xử không phù hợp với lễ giáo phong kiến. Đó là cách đánh giá sai, bảo thủ, chỉ nhìn sự việc, con người một cách phiến diện.
- Thực ra Kiều là một nhân vật đáng thương chứ không đáng trách. Vì chữ hiếu Kiều phải hi sinh hạnh phúc riêng và cả tương lai của mình: Kiều bán mình chuộc cha, lâm vào tình thế tuyệt vọng,...
- Cuộc đời của Kiều lưu lạc đầy truân chuyên, đau khổ, hơn mười lăm năm lưu lạc ba lần phải sống tủi nhục ở chốn lầu xanh: “Hết nạn nọ đến nạn kia/ Thanh lâu hai lượt thanh y ba lần”.
- Nguyên nhân: chính là do chế độ phong kiến tàn bạo gây nên, mặc dù Kiều cố vươn lên, thậm chí Kiều đã mấy lần tự tử để giải thoát cho bản thân nhưng vẫn không được.
- Đọc Truyện Kiều, chúng ta thấy được sự tàn ác, vô nhận đạo của chế độ phong kiến đối với con người, nhất là đối với người phụ nữ.
Đề 2: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao?
- Phân tích cuộc đời Chí Phèo qua các gia đoạn:
+ Chí Phèo sinh ra bị bỏ rơi trong một cái lò ghạch cũ, được mọi người truyền tay nuôi lớn. Đến năm 20 tuổi Chí đi làm thuê cho nhà bá Kiến, Chí là một anh nông dân hiền lành, chăm chỉ, lương thiện.
+ Chí Phèo bị bá Kiến ghen tuông rồi bị đẩy đi Tù, chính nhà tù thực dân đã biến Chí thành một “con quỷ dữ” của làng Vũ Đại, Chí bị tha hóa cả về ngoại hình lẫn tính cách.
+ Sự xuất hiện của Thị Nở đã thức tỉnh phần người trong con người của Chí Phèo mà bấy lâu nay bị che lấp đi, Chí muốn được hưởng hạnh phúc, khao khát trở thành người lương thiện, muốn được sống tốt với mọi người.
+ Nhưng bi kịch vẫn đến với Chí Phèo, thị Nở đã từ chối tình yêu của Chí Phèo. Chí đã đâm chết bá Kiến và cũng tự kết liễu đời mình trong bế tắc.
→ Chí Phèo đã chết trên ngưỡng cửa trở thành người liên thiện.
- Nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa của Chí Phèo:
+ Nguyên nhân trực tiếp: Chí Phèo là nạn nhân của bọn địa chủ cường hào ở nông thôn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã biến những người hiền lành như Chí trở thành tên lưu manh, trở thành tay sai đắc lực cho chúng.
+ Nguyên nhân gián tiếp: xã hội thực dân phong kiến đã đẩy những nông dân vào đường cùng, họ không có lối thoát, không có sự lựa chọn. Để tồn tại trong môi trường ấy, họ buộc phải tự biến mình thành những tên lưu manh hóa, mất hết cả nhân hình lẫn nhân tính.
Đề 3: Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).
Gợi ý
Phân tích nhân vật Huấn Cao cần tập trung vào sự chuyển biến tâm lí của nhân vật trong sự phát triển của truyện.
- Giai đoạn đầu: Khi viên quản ngục biệt đãi Huấn Cao, nhưng Huán Cao lại tỏ thái độ khinh bạc.
- Giai đoạn sau: Huấn Cao cảm “tấm lòng biệt nhỡn liên tài”, đồng ý viết chữ tặng viên quản ngục và dặn dò viên quản ngục bằng những lời đầy tâm huyết.
=> Nhận xét: hai thái độ ở mỗi giai đoạn tuy khác nhau, nhưng đều hợp lí, phù hợp với hoàn cảnh và nhân cách của nhân vật Huấn Cao.