Soạn bài: Tổng quan văn học Việt Nam (Siêu ngắn)
Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
Sơ đồ các bộ phận và sự phát triển của văn học Việt Nam
Câu 2 (trang 13 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
Quá trình phát triển của văn học Việt Nam gắn chặt với lịch sử, chính trị, văn hoá, xã hội của đất nước. Nhìn tổng quát, văn học Việt Nam đã trải qua ba thời kì lớn:
-Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
-Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
-Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX.
Thời kì đầu được gọi là văn học trung đại và hai thời kì sau thuộc về văn học hiện đại.
Văn học trung đại | Văn học hiện đại |
Gồm hai thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. -Văn học chữ Hán : + Chính thức được hình thành vào thế kỉ X tồn tại đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. + Chịu ảnh hưởng của học thuyết Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo; tiếp nhận một phần hệ thống thể loại và thi pháp văn học cổ - trung đại Trung Quốc. + Tác phẩm tiêu biểu: Bình Ngô Đại cáo (Nguyễn Trãi), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn)… - Văn học chữ Nôm: + Phát triển mạnh từ thế kỉ XV và đạt đỉnh cao vào cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX. + Văn học chữ Nôm chịu ảnh hưởng của văn học dân gian khá sâu sắc thể hiện lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, tính hiện thực, tính dân tộc – dân chủ hóa, … + Tác phẩm tiêu biểu: Đỉnh cao của văn học viết bằng chữ Nôm là Truyện Kiều của Nguyễn Du. Ngoài ra còn có: Chinh phụ ngâm (bản dịch của Đoàn Thị Điểm), Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), … | Văn học hiện đại đã có mầm mống từ cuối thế kỉ XIX. Văn học Việt Nam hiện đại được viết chủ yếu bằng chữ Quốc ngữ. - Văn học hiện đại mang một số đặc trưng nổi bật như sau: + Về tác giả: xuất hiện đội ngũ sáng tác chuyên nghiệp, lấy việc viết văn, sáng tác thơ làm nghề nghiệp. + Về đời sống văn học: nhờ có báo chí và kĩ thuật in ấn hiện đại, tác phẩm văn học đến đời sống nhanh hơn, mối quan hệ qua lại giữa tác giả với độc giả vì thế mật thiết hơn, đời sống văn học sôi nổi, năng động hơn. + Về thể loại: Các thể loại thơ mới, tiểu thuyết, kịch,…ra đời. Một vài thể loại của văn học trung đại vẫn tiếp tục tồn tại song không giữ vai trò chủ đạo. + Về thi pháp: Hệ thống thi pháp mới dần thay thế lối viết sùng cổ, ước lệ, phi ngã của văn học trung đại. Lối viết hiện thực, đề cao cá tính, đề cao "cái tôi". - VHHĐ được chia thành 2 giai đoạn chính: + Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945 với ba dòng văn học: •Văn học hiện thực •Văn học lãng mạn •Văn học cách mạng + Giai đoạn Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX |
Gồm hai thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
-Văn học chữ Hán :
+ Chính thức được hình thành vào thế kỉ X tồn tại đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
+ Chịu ảnh hưởng của học thuyết Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo; tiếp nhận một phần hệ thống thể loại và thi pháp văn học cổ - trung đại Trung Quốc.
+ Tác phẩm tiêu biểu: Bình Ngô Đại cáo (Nguyễn Trãi), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn)…
- Văn học chữ Nôm:
+ Phát triển mạnh từ thế kỉ XV và đạt đỉnh cao vào cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.
+ Văn học chữ Nôm chịu ảnh hưởng của văn học dân gian khá sâu sắc thể hiện lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, tính hiện thực, tính dân tộc – dân chủ hóa, …
+ Tác phẩm tiêu biểu: Đỉnh cao của văn học viết bằng chữ Nôm là Truyện Kiều của Nguyễn Du. Ngoài ra còn có: Chinh phụ ngâm (bản dịch của Đoàn Thị Điểm), Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), …
Văn học hiện đại đã có mầm mống từ cuối thế kỉ XIX. Văn học Việt Nam hiện đại được viết chủ yếu bằng chữ Quốc ngữ.
- Văn học hiện đại mang một số đặc trưng nổi bật như sau:
+ Về tác giả: xuất hiện đội ngũ sáng tác chuyên nghiệp, lấy việc viết văn, sáng tác thơ làm nghề nghiệp.
+ Về đời sống văn học: nhờ có báo chí và kĩ thuật in ấn hiện đại, tác phẩm văn học đến đời sống nhanh hơn, mối quan hệ qua lại giữa tác giả với độc giả vì thế mật thiết hơn, đời sống văn học sôi nổi, năng động hơn.
+ Về thể loại: Các thể loại thơ mới, tiểu thuyết, kịch,…ra đời. Một vài thể loại của văn học trung đại vẫn tiếp tục tồn tại song không giữ vai trò chủ đạo.
+ Về thi pháp: Hệ thống thi pháp mới dần thay thế lối viết sùng cổ, ước lệ, phi ngã của văn học trung đại. Lối viết hiện thực, đề cao cá tính, đề cao "cái tôi".
- VHHĐ được chia thành 2 giai đoạn chính:
+ Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945 với ba dòng văn học:
•Văn học hiện thực
•Văn học lãng mạn
•Văn học cách mạng
+ Giai đoạn Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX
Câu 3 (trang 13 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Văn học Việt Nam đã thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng.
Đối tượng trung tâm của văn học là con người và con người trong văn học tồn tại trong bốn mối quan hệ cơ bản:
-Quan hệ với thế giới tự nhiên: cho thấy tình yêu thiên nhiên tha thiết của người Việt.
-Quan hệ với quốc gia, dân tộc: cho thấy niềm tự hào dân tộc và sự xả thân vì giống nòi của một chủ nghĩa yêu nước vô song…
-Quan hệ với xã hội: cho thấy một chủ nghĩa hiện thực sâu sắc và một chủ nghĩa nhân đạo cao cả, không khoan nhượng với cái xấu, cái ác, bảo vệ cái thiện, cái tốt đẹp,...
-Quan hệ với bản thân: cho thấy quá trình đấu tranh kiên trì để khẳng định đạo lí làm người của bản thân, của dân tộc.