Đăng ký

SOẠN BÀI TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM NGẮN GỌN NHẤT l CUNGHOCVUI

1,112 từ Soạn bài

CUNGHOCVUI SOẠN BÀI TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM NGẮN GỌN NHẤT

     Cùng tham khảo bài soạn Tổng quan văn học Việt Nam ngắn gọn nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn để chuẩn bị bài nhanh chóng mà vẫn đạt được kết quả học tập tốt nhất.

Câu 1: Hướng dẫn vẽ sơ đồ các bộ phận tổng quan văn học Việt Nam

Sơ đồ tổng quan văn học Việt Nam- CungHocVui

 

Câu 2: Các quá trình phát triển của tổng quan văn học Việt Nam

     Sự phát triển của Văn học gắn liền với sự thay đổi với lịch sử, văn hóa, xã hội và tình hình chính trị của đất nước, và được chia làm ba giai đoạn lớn:

Xem thêm:

Soạn tổng quan văn học dân gian đầy đủ ý nhất

Soạn tổng quan văn học Việt Nam ngắn gọn, đủ ý nhất

Văn học trung đại ( TK I – hết TK 19)

  • Chữ viết chính là chữ Hán và Chữ Nôm

  •  Văn học chữ Hán (tồn tại cho tới cuối TK XIX – đầu TK XX):  Bị ảnh hưởng rất lớn bởi nền văn học cổ- trung đại của Trung Quốc: tư tưởng, thể loại, thi pháp,...

  • Văn học chữ Nôm: Bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ XV và đạt tới đỉnh cao ở cuối thế kỉ XIX. Bị ảnh hưởng lớn hơn bởi nền văn học dân gian. Nội dung có phần toàn diện và sâu sắc hơn.

 Soạn bài tổng quan văn học Việt Nam- CungHocVui

Soạn tổng quan văn học Việt Nam chi tiết

Văn học hiện đại giai đoạn 1 (đầu TK 20 – Cách mạng Tháng 8/ 1945)

  • Sử dụng chữ quốc ngữ

  •  Có sự khác biệt lớn so với văn học trung đại: nhà thơ, nhà văn chuyên nghiệp, xuất hiện kĩ thuật in ấn hiện đại và nhiều thể loại thơ mới

  • Tác phẩm sáng tác theo lối cách mạng hóa

Văn học hiện đại giai đoạn 2 (Sau CM Tháng 8/1945- hết nay)

  • Sử dụng chữ quốc ngữ

  • Một nền văn học mới được ra đời dưới sự lãnh đạo của Đảng

  • Sau giải phóng miền Nam, văn thơ phát triển thể hiện được công cuộc xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước.

Câu 3 : Soạn tổng quan Văn học Việt Nam và các mối quan hệ:

Trung tâm các mối quan hệ là con người, với 4 phần tử:

 Soạn bài tổng quan văn học Việt Nam- CungHocVui

Soạn bài tổng quan văn học Việt Nam

Mối quan hệ với thế giới tự nhiên:

  • Văn học dân gian:  Để thể hiện tình yêu quê hương đất nước, các hình ảnh như sông núi, cánh cò, trăng, sao luôn được đưa vào

  • Văn học học trung đại: Phẩm chất và lối sống thanh cao được thể hiện mà đại diện của nó là hình ảnh tùng, cúc, trúc, mai,..

  • Văn học hiện đại: Tình yêu được thể hiện qua những hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ

Mối quan hệ quốc gia, dân tộc: 

  • Văn học dân gian:  Sự căm thù giặc ngoại xâm, tình yêu làng xóm

  • Văn học học trung đại: Ý thức về lãnh thổ và truyền thống lâu đời của quốc gia

  • Văn học hiện đại: Sự nghiệp đấu tranh cho giai cấp và tư tưởng xã hội chủ nghĩa

Mối quan hệ xã hội: Ước mơ về xã hội tươi đẹp công bằng

  • Nội dung phê phán các thế lực thống trị đàn áp quyền tự do của con người. 

  • Đồng thời cảm thông với những nạn nhân của chế độ đó. 

Mối quan hệ với ý thức về bản thân: Nhằm nhắc nhở và xây dựng đạo đức tốt đẹp cho con người

  • Văn học trung đại: Đề cao ý thức cộng đồng, hi sinh cái tôi, chinh phục thiên nhiên

  • Văn học hiện đại: Đề cao con người và quyền tự do của con người




 

shoppe