Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Ngữ văn 7
Với bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Cunghocvui xin gửi đến các bạn phần Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đầy đủ và chi tiết nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây các bạn nhé!
Câu 1 (Trang 26 SGK Ngữ văn 7 tập 2)
- Vấn đề nghị luận của văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Vì đặc điểm dân tộc ta luôn có giặc ngoại xâm nên cần phải có lòng yêu nước để cứu nước. Vì chúng ta cần độc lập, không thể sống nô lệ. Bài văn lại được viết trong thời kì kháng chiến chống Pháp, nhân dân ta đang nỗ lực thi đua yêu nước. Do vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ nhấn mạnh và biểu dương những biểu hiện của tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc.
Xem thêm Hoàn cảnh sáng tác, dàn ý phân tích Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Phân tích bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (bài 1)
Phân tích bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (bài 2)
Phân tích bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Bài 3)
Câu 2 (Trang 26 SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Văn bản Tinh thần yêu nước của dân tộc ta được chia làm 3 phần như sau:
Phần 1: Từ đầu.... lũ bán nước và lũ cướp nước
Nội dung: Tác giả nêu lên vấn đề cần nghị luận: tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.
Phần 2: Tiếp theo.... nồng nàn yêu nước
Nội dung: Những chứng cứ trong lịch sử và hiện tại về tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Phần 3: Còn lại
Nội dung: Tác giả nêu ra nhiệm vụ của cả đất nước khi đứng trước cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và nhấn mạnh cần phải phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Câu 3 (Trang 26 SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Những dẫn chứng được tác giả nêu ra:
- Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại
- Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Những dẫn chứng được đưa ra là những dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện, chứng minh nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn.
- Các dẫn chứng đưa ra được sắp xếp theo trình tự:
+ Thời gian: quá khứ – hiện tại
+ Không gian: miền xuôi – miền ngược, nước ngoài – trong nước
+ Lứa tuổi: già – trẻ, gái – trai
+ Lĩnh vực: mặt trận, hậu phương.
Câu 4 (Trang 26 SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Tác dụng của hình ảnh so sánh: gợi tả sức mạnh của lòng yêu nước, tạo khí thế mạnh mẽ cho câu văn và có sức thuyết phục người đọc. Nhấn mạnh vai trò to lớn, quý giá của tinh thần yêu nước trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Câu 5 (Trang 26 SGK Ngữ văn 7 tập 2)
a) Câu mở đoạn là: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”
Câu kết đoạn là: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”
b) Các dẫn chứng trong đoạn văn này được sắp xếp theo trình tự: tuổi tác, khu vực cư trú; tiền tuyến, hậu phương; tầng lớp, giai cấp.
c) Những sự việc và con người được liên kết theo mô hình “từ…đến…” giúp cho sự việc và con người được thống nhất với nhau.
Câu 6 (Trang 26 SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Nghệ thuật nghị luận của bài: bố cục rất chặt chẽ, luận điểm sáng rõ, lí lẽ cụ thể, thống nhất, dẫn chứng phong phú, cụ thể, tiêu biểu, giàu sức thuyết phục theo một trình tự nhất định thích hợp làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. Cách nêu dẫn chứng rành mạch, sáng tỏ. Vận dụng biện pháp nghệ thuật so sánh… để lí lẽ của mình thêm sinh động, thuyết phục
Thông qua phần Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Cunghocvui hi vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn. Chúc các bạn học tập thật tốt nhé!