Đăng ký

Soạn bài: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Soạn văn 7

1,815 từ Văn mẫu

Câu 1. Bài văn này nghị luận về vấn đề gì? Em hãy tìm (ở phần mở đầu) câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.

   - Bài văn này là bài văn nghị luận về lòng yêu nước của nhân dân ta.

   - Câu chốt trong phần mở đầu thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài là: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”.

Câu 2. Tìm bố cục bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài.

    - Mở bài: Từ đầu cho tới “nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.

      Nêu luận điểm chính: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”. Khẳng định giá trị và sức mạnh của lòng yêu nước đó.

    - Thân bài: Dùng thực tế lịch sử dân tộc từ xưa tới nay để chứng minh cho luận điểm trên.

   - Kết luận: Bàn luận thêm về lòng yêu nước và xác định nhiệm vụ phải phát huy lòng yêu nước đó trong công cuộc kháng chiến cứu nước và xây dựng đất nước.

Câu 3. Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?

    Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yèu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

    Tác giả đã đứa ra nhiều dẫn chứng và sắp xếp theo trình tự thời gian: từ xưa đến nay. Nhiều vị anh hùng dân tộc của các thời kì lịch sử trước đã tiêu biểu cho tinh thần yêu nước đánh giặc của nhân dân ta. Nay thì toàn dân cũng đang góp sức người sức của vào việc tăng gia sản xuất và đánh giăc cứụ nước: người già, người trẻ, kiều bào ở nước ngoài, đồng bào vùng bi tam chiêm, nhân dân miền ngược, miền xuôi, các chiến sĩ ngoài mặt trận người lại hậu phương, người nghèo, người giàu... đều thể hiện lòng yêu nước đó.

Câu 4. Trong bài văn, tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy. 

   - Trong bài văn, tác giả đả sử dụng các hình ảnh so sánh như: Tinh thần yêu nước như làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn, lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

   - Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, bình pha lê, rỗ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

   - Biện pháp so sánh đây đã giúp cho người đọc hình dung được lòng yêu nước (một vấn đề trừu tượng) một cách cụ thể như thể nhìn rõ được, đụng chạm tới được. Do đó mà ai ai cũng có thể hiểu được ý văn.

Câu 5. Đọc lại đoạn văn: “Đồng bào ta ngày nay” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”, và hãy cho biết:

   a) Câu mở đoạn và câu kết đoạn.

   b) Các dẫn chứng trong đoạn này được sắp xếp theo cách nào?

   c) Các sự việc  và con người được liên kết theo mô hình: "từ... đến ..." có mối quan hệ với nhau như thế nào?

   a) Câu mở đầu: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tố tiền ngày trước”. Câu kết đoạn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”.

   b) Các dẫn chứng trong đoạn này được sắp xếp theo quan hệ lứa tuổi: già - trẻ; theo quan hệ từ xa đến gần: kiều bào ở nước ngoài - đồng bào vùng bị tạm chiếm - nhân dân miền ngược - nhân dân miền xuôi; theo quan hệ tiền tuyến - hậu phương: cốc chiến sĩ ngoài mặt trận - các công chức, các phụ nữ, các bà mẹ chiến sĩ và các nam nữ công nhân.

(https://cunghocvui.com/danh-muc/ngu-van-lop-7)

   c) Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình “từ ... đến ...” có quan hệ chặt chẽ với nhau thể hiện sự đồng tâm nhất trí, thể hiện khối đại đoàn kết dân tộc. Tất cả đều biểu lộ lòng nồng nàn yêu nước bằng cách tham gia vào các công tác kháng chiến cứu nước.

Câu 6. Theo em, nghệ thuật nghị luận ở bài này có những đặc điểm gì nổi bật?

    Nghệ thuật nghị luận ở bài này có đặc điểm nổi bật là: lập luận chặt chẽ. Cách sắp xếp các luận cứ rất hợp lí đã minh chứng rõ lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta. Lời văn còn có hình ảnh sáng tạo, gợi cảm và chứa chan xúc cảm chân thành của người viết. Tất cả những điều đó đã làm cho văn bản này không những mạnh mẽ, sâu sắc về mặt nghị luận mà còn hay, đẹp về mặt văn học, nghệ thuật, vì thế mà nó đã trở thành một bài viết mẫu mực về văn nghị luận và luôn có sức thuyết phục, sức cuốn hút rất cao

shoppe