Đăng ký

Soạn bài: Tình thái từ

539 từ Soạn bài

Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Các ví dụ (a), (b), (c) khi bỏ các từ in đậm thì câu sẽ mất đi sắc thái riêng của nó. Ví dụ (a) bỏ từ à thì câu chỉ còn là câu tường thuật chứ không còn là câu nghi vấn nữa.

Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Ví dụ (d), từ biểu thị thái độ lễ phép của học sinh.

   - “Bạn chưa về à?” – Cùng lứa tuổi – mục đích nghi vấn ( à, chăng, hử, hả)

   - “Thầy mệt ạ?” – Biểu thị thái độ tình cảm – khác nhau về thứ bậc ( ạ, cơ, mà)

   - “Bạn giúp tôi một tay nhé!” – cùng thứ bậc – mục đích đề nghị ( nhé, nhỉ, mà)

   - “Bác giúp cháu một tay ạ!” – Không cùng thứ bậc – mục đích đề nghị ( ạ, nhé)

Câu 1 (trang 81 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Các từ in đậm là tình thái từ trong các câu: b, c, e, i.

Câu 2 (trang 82 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Ý nghĩa của các tình thái từ:

   a. chứ: biểu thị ý nghi vấn nhưng điều muốn hỏi đã ít nhiều khẳng định.

   b. chứ: biểu thị sự khẳng định.

   c. ư: biểu thị thái độ nghi ngờ.

   d. nhỉ: bày tỏ sự băn khoăn.

   e. nhé: dặn dò với thái độ thân mật, hi vọng.

   g. vậy: chấp nhận một cách miễn cưỡng, không hài lòng.

   h. cơ mà: động viên, thuyết phục.

Câu 3 (trang 83 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Đặt câu với tình thái từ:

   - Tôi đây mà!

   - Hôm nay có tập phim mới đấy!

   - Thế có tốt không chứ lị!

   - Mình đi thôi!

   - Em thích búp bê cơ!

   - Anh chọn con màu đen vậy!

Câu 4 (trang 83 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Đặt câu với tình thái từ nghi vấn:

   - Học sinh với thầy, cô giáo: Thưa cô! Bài tập về nhà là bài nào ạ?

   - Bạn nam với bạn nữ cùng tuổi: Bạn có nhớ bạn nữ ngồi cạnh mình không nhỉ?

   - Con với bố mẹ hoặc chú, bác, cô, dì: Mẹ đi chợ về rồi ạ?

Câu 5 (trang 83 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Một số tình thái từ trong tiếng địa phương:

    Hén – nhỉ. VD: Ở đây vui quá hén!

    Mừ - mà. VD: Tui đã bảo với bà rồi mừ!