Soạn bài Thao tác lập luận phân tích
1. Tìm hiểu các quan hệ làm cơ sở cho việc phân tích đối tượng trong các lập luận (ngữ liệu trong SGK Ngữ vàn II, tập 1, trang 28):
Trả lời:
a) Trong đoạn văn của Lê Trí Viễn, người viết đã phân tích tâm trạng nhân vật Thúy Kiều trong một đêm đau khổ, trước lúc phải nói lời trao duyên với Thúy Vân. Người bình văn đã chia ra để lần lượt xem xét các phương diện: hình ảnh (ngọn đèn, dòng lệ,...), ý nghĩa các từ ngữ (bàn hoàn) và âm điệu của câu thơ để tìm ra những biểu hiện mỗi lúc một tăng trong "cái giày vò của tâm trạng đang hoàn toàn bế tắc", từ đau xót rồi rối bời, quanh quẩn đến cảm giác "hoàn toàn bế tắc" cứ xoáy sâu mãi trong lòng Thúy Kiều.
b) Quan hệ làm cơ sở cho lập luận phân tích trong đoạn văn của Hoài Thanh là quan hệ giữa đối tượng này với các đối tượng khác có liên quan: Bài thơ Lời kĩ nữ của Xuân Diệu với bài 77 bà hành của Bạch Cư Dị.
2. Vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật trong bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương được thể hiện ở:
Trả lời:
- Những từ ngữ giàu hình tượng và giá trị biểu cảm như: Văng vẳng, trơ, cái hồng nhan, tí con con,...
- Sự kết hợp giữa những động từ mạnh (xiên, đâm) với các bổ ngữ độc đáo (ngang, toạc) làm nổi bật sự bướng bỉnh và ngang ngạnh.
- Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp trong hai câu luận:
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đàm toạc chân mây, đá mấy hòn.
- Nghệ thuật điệp từ (lại, xuân).
- Nghệ thuật sử dụng song đôi các cặp từ trái nghĩa: say - tỉnh, khuyết - tròn, đi - lại.
- Nghệ thuật tăng tiến (san sẻ - tí - con con).