Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh đầy đủ và chi tiết- Ngữ Văn 11
Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh đầy đủ và chi tiết- Ngữ Văn 11
Thao tác lập luận so sánh là thao tác được sử dụng nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật với nhau. Thao tác này nhằm mục đích làm nổi bật giá trị thông qua nét tương đồng của sự vật, sự việc với nhau, thường được ứng dụng nhiều trong văn chương, diễn thuyết,...Hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài soạn Luyện tập thao tác lập luận so sánh dưới đây.
Câu 1 (trang 116/ SGK, Ngữ Văn 11, tập 1)
Luyện tập thao tác lập luận so sánh
Thao tác lập luận so sánh thể hiện tâm trạng của hai tác giả trong lúc về thăm quê khi tuổi đã già như sau:
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng : Khách ở chốn nào lại chơi?
(Hạ Tri Chương - Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quẻ - bán dịch của Phạm Sĩ Vĩ)
Trở lại An Nhơn, tuổi lớn rồi,
Bạn chơi ngày nhỏ chẳng còn ai
Nền nhà nay dựng cơ quan mới
Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người.
(Chế Lan Viên - Trở lại An Nhơn)
Xem thêm:
Soạn các thao tác lập luận bình luận
Soạn các thao tác lập luận bình luận đủ ý
- Giống nhau:
+ “ Khi đi trẻ, lúc về già ” (Hạ Tri Chương) và “Trở lại An Nhơn, tuổi lớn rồi,” (Chế Lan Viên) : khi 2 tác giả rời xa quê hương lúc còn trẻ, đến khi quay trở về quê hương là lúc tuổi đã già.
+ Khi 2 tác giả về đến quê hương thì đã trở thành người xa lạ, không còn ai nhận ra họ nữa, cứ ngỡ họ là khách phương xa dừng chân, ghé chơi, thể hiện qua câu thơ “Trẻ con nhìn lạ không chào/ Hỏi rằng : Khách ở chốn nào lại chơi?” (Hạ Tri Chương) và “ Bạn chơi ngày nhỏ chẳng còn ai/ Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người.” (Chế Lan Viên).
=> Hai bài thơ đều mang tâm trạng ngậm ngùi và nỗi buồn man mác của hai tác giả khi đến tuổi xế chiều mới có dịp về thăm quê hương, nhưng không có người thân, không còn bạn bè từ thuở nhỏ, làng xóm cũng không ai nhận ra họ.
Câu 2 (trang 116/ SGK, Ngữ Văn 11, tập 1)
“ Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả.”
Thao tác lập luận so sánh chỉ ra lợi ích to lớn của việc học được thể hiện như sau:
- Việc học được ví như việc trồng cây, là công việc hằng ngày phải vun vén, tưới nước, bón phân đều đặn, ý chỉ học hành phải luyện tập, thực hành, tích lũy kiến thức hằng ngày.
- “Mùa xuân được hoa” là mùa để cho muôn hoa đua nở, tầng tầng lớp lớp khắp muôn nơi, ý chỉ lượng kiến thức tích lũy được ngày càng nhiều như muôn vàn đóa hoa của mùa xuân.
- “ mùa thu được quả.” là mùa gặt hái thành quả từ công sức gieo mầm trồng cây, ý chỉ việc chăm chỉ học hành hằng ngày cuối cùng cũng đạt được kết quả tích cực, thành công mỹ mãn.
=> Ý nghĩa cả câu: học tập muốn đạt hiệu quả cao thì phải chăm chỉ luyện tập, tích lũy hằng ngày, chữ không phải chỉ học qua loa ngày một ngày hai.
Câu 3 (trang 116/ SGK, Ngữ Văn 11, tập 1)
Bài soạn thao tác lập luận so sánh
Thao tác lập luận so sánh được thể hiện trong bài thơ Tự Tình của Hồ Xuân Hương và bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan như sau:
- Giống nhau:
-
Đều được viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật
- Khác nhau:
-
Thơ của Hồ Xuân Hương mang ngôn ngữ giản dị, gần gũi trong đời sống như: tiếng gà, chuông sầu, mõ thảm,...
-
Thơ của Bà Huyện Thanh Quan mang ngôn ngữ sang trọng như: hoàng hôn, ngư ông viễn phố,...
=> Thơ Hồ Xuân Hương chân thật, phá cách trong khi thơ của Bà Huyện Thanh Quan phảng phất nét sang trọng, tao nhã.
Xem thêm:
Soạn thao tác lập luận so sánh siêu ngắn
Câu 4 (trang 116/ SGK, Ngữ Văn 11, tập 1)
“Một mặt người bằng mười mặt của.”
Thao tác lập luận so sánh được thể hiện như sau:
- “ mặt người”: ý chỉ cuộc đời của con người.
- “ mặt của”: ý chỉ tuổi thọ của đồ vật của cải mà con người đang có.
=> Ý nghĩa cả câu: tuổi thọ của đồ vật dài gấp 10 lần hoặc nhiều hơn tuổi thọ của con người, hàm ý phê phán những kẻ xem trọng vật chất của cải mà đánh mất đi giá trị, tình thương giữa người với người.
Hy vọng bài soạn chi tiết về Luyện tập thao tác lập luận so sánh sẽ giúp bạn đọc có những giờ học tập hiệu quả môn Ngữ Văn 11.