Đăng ký

Soạn bài Sang thu của Hữu Thỉnh - Văn hay lớp 9

1,264 từ Soạn bài

Với bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh, Cunghocvui xin gửi đến các bạn phần Soạn bài Sang thu đầy đủ và chi tiết nhất ngay sau đây!

     Bố cục:

   Bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh được chia làm 3 phần như sau:

Phần 1: Khổ thơ thứ nhất

Nội dung: Những tín hiệu cho thấy mùa thu đã đến rồi

Phần 2: Khổ thơ thứ hai

Nội dung: Bức tranh thiên nhiên khi chuyển mình từ hạ sang thu

Phần 3: Khổ thơ cuối

Nội dung: Những suy tư và chiêm nghiệm của nhà thơ về mùa thu của đời người

soạn bài sang thu

Xem thêm Giới thiệu tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ Sang thu

Phân tích hai khổ đầu bài thơ Sang thu

Cảm nhận bài thơ Sang thu

Câu 1 (Trang 71 SGK Ngữ văn 9 tập 2)

   Những chuyển biến của đất trời, của tự nhiên khi chuyển mình sang thu được nhà thơ Hữu Thỉnh cảm nhận bằng tất cả các giác quan:

+ Khứu giác: hương ổi

+ Xúc giác: Gió se

+ Thị giác: Nhìn thấy sự lưu luyến của màn sương, sự chuyển động của cảnh vật: dòng sông, cánh chim

+ Thính giác: âm thanh của hương ổi "phả vào trong gió se"

Những chuyển biến của tự nhiên đều được tác giả cảm nhận, đó là những cảnh vật, những hình ảnh báo hiệu rõ nét nhất mùa thu đã về. Những cánh chim đã bắt đầu vội vã đi tìm nơi trú ẩn cho mùa thu sắp tới, dòng sông không còn dữ dội, cuồn cuộn như mùa hạ, và cả màn sương của sớm mai kia cũng chẳng nỡ rời đi....

Tâm trạng của tác giả từ ngạc nhiên, ngỡ ngàng cho đến bâng khuâng, đầy suy ngẫm

Câu 2 (Trang 71 SGK Ngữ văn 9 tập 2)

   Sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu:

Hương vị: mùi ổi chín – trái cây mùa thu.

Cảm nhận bằng xúc giác: gió se, sương, thời tiết se se lạnh của mùa thu.

Hình ảnh vạn vật đang chuyển mình: sông dềnh dàng, chim vội vã, đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” (hình ảnh nhân hóa).

Câu 3 (Trang 71 SGK Ngữ văn 9 tập 2)

- Nét riêng của thời điểm giao mùa hạ – thu được Hữu Thỉnh thể hiện đặc sắc nhất qua câu thơ: “Có đám mây mùa hạ – Vắt nửa mình sang thu”

- Động từ "vắt" cho thấy sự chuyển động của đám mây, gợi một chút gì đó rất nhịp nhàng, nghệ thuật, vắt ngang trên bầu trời

- Ranh rới giữa mùa hạ và mùa thu không rõ ràng, rất mơ hồ và chưa xác định được

   Khổ thơ cuối bài thơ:

"Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi"

Ý nghĩa tả thực: những tiếng sấm đã không còn bất ngờ nữa, sấm gắn liền với những cơn mưa rào mùa hạ quen thuộc và cũng đã bớt dần. Câu thơ miêu tả trạng thái bình thường của tự nhiên.

Ý nghĩa ấn dụ: Sấm là đại diện cho những điều bất thường, dữ dội trong cuộc sống hằng ngày, “hàng cây đứng tuổi” là những người từng trải. Câu thơ muốn nói về những chiêm nghiệm của tác giả về cuộc đời. Mùa thu là hình ảnh của tự nhiên nhưng cũng là hình ảnh tượng trưng cho mùa thu của cuộc đời. Con người khi bước sang mùa thu của cuộc đời mình đã có phần chững chạc hơn, trưởng thành hơn và đặc biệt là không còn bất ngờ trước những tác động của ngoại cảnh. Hình ảnh thơ tuy rất đỗi bình thường nhưng lại gợi lên nhiều ẩn dụ sâu xa, ý nghĩa.

Thông qua phần Soạn bài Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh, Cunghocvui hi vọng đây sẽ là phần Soạn bài Sang thu đầy đủ nhất dành cho các bạn. Chúc các bạn học tốt!

 

 

shoppe