Soạn bài Ôn tập phần văn học - Soạn văn 12
Câu 1
Quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến hết thế kỉ XX (những giai đoạn và thành tựu chủ yếu của từng giai đoạn).
(Xem lại phần Ib, Ilb Bài 1: Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX).
Câu 2
Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975. (Xem lại phần Ic Bài 1 đã nêu).
Câu 3
Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh? Chứng minh mối quan hệ nhất quán và quan điểm sáng tác với sự nghiệp văn học của Người.
(Xem lại câu 1 phần Gợi ý đọc - hiểu bài Tuyên ngôn Độc lập).
Câu 4
Mục đích và dối tượng của bản Tuyên ngôn Độc lập (Căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể khi Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn?).
Phân tích nội dung và hình thức tác phẩm để làm rõ Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực vừa là một áng văn chan chứa phưng tình cảm lớn.
(Xem lại Tuyên ngôn Độc lập tiếp theo).
Câu 5
Vì sao nói Tố Hữu là nhà thơ chính trị? Phân tích khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thơ Tố Hữu. (Xem lại phần II, III và Câu hỏi đọc - hiểu bài Việt Bắc ).
Câu 6
Phân tích những biểu hiện của tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
(Xem lại Câu 2 phần Gợi ý thêm bài Việt Bắc ).
Câu 7
Vấn đề đặt ra và hệ thống luận điểm, cách triển khai lí lẽ và dẫn chứng trong bài viết Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc (phạm Văn Đồng).
(Xem lại phần Gợi ý đọc - hiểu bài nói trên).
Câu 8
Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (so sánh với hình tượng người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu).
(Xem Bài đọc thêm bên dưới).
Câu 9
Những khám phá riêng của mỗi nhà thơ về dất nước, quê hương qua bài Đất nước (Nguyễn Đình Thi) và đoạn trích Đất nước trong trường ca Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm).
Câu 10
Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh. Anh (chị) cảm nhận được gì về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ này. (Xem Bài đọc thêm bên dưới).
Câu 11
So sánh Chữ người tử tù (Ngữ văn 11 - tập 1) với Người lái đò Sông Đà, nhận xét những điểm thống nhất và khác biệt của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Gợi ý
Là nhà văn có phong cách độc đáo, Nguyễn Tuân luôn có ỷ thức khám phá, phát hiện vẻ đẹp của cuộc sống ở khía cạnh tài hoa, sang trọng. Trước Cách mạng tháng Tám, cái nhìn nghệ thuật của ông hướng tới vẻ dẹp của quá khứ và vang bóng một thời (những mĩ tục, những thứ tiêu dao hưdng lạc lành mạnh tao nhã: uốhg trà, nhắm rượu, chơi hoa, chơi chữ (Chữ người tử tù), đánh thơ thá thơ... Sau Cách mạng tháng Tám, nhân dân lao động người chiến sĩ trong mắt nhìn nghệ thuật của ông không chí lồ những con người cần cù dũng cảm mà còn là những con người có cốt cách tồi hoa, nghệ sĩ với tư thế sang trọng và vẻ đẹp của những con người sinh ra từ một mảnh đất có hàng ngàn năm văn hiến. Những nhân vật chính diện trong sáng tác của Nguyễn Tuân lúc này dù làm nghề gì (Người lái đò Sông Đà) cũng đều hiện lên như những con người tài hoa, nghệ sĩ.
Câu 12
Cảm hứng thẩm mĩ và văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đoạn trích bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?
(Xem Gợi ý đọc - hiểu bài Ai đã đặt tên cho dòng sông?)
BÀI ĐỌC THÊM (câu 8)
"Anh bộ đội Cụ Hồ” tên thường gọi của người lính Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp (1946-1954) là hình tượng trung tâm đẹp đẽ và gợi cảm của văn học đặc biệt là của thơ thời khoảng này. Những tượng đài lẫm liệt được các nhà thơ dựng lên bằng vần điệu rung cảm đã đem đến người đọc mọi thế hệ biết bao nỗi niềm yêu mến tự hào.
Trong những bài thơ viết về những người lính "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" này, bài Tây Tiến của Quang Dũng và bài Đồng chí của Chính Hữu là tiêu biểu nhất.
Cả hai nhà thơ vừa nói đều là lính vừa trực tiếp cầm súng lại vừa cầm bút, vừa trực tiếp đánh giặc lại vừa làm thơ. Hai bài thơ lại cùng xuất hiện trong một thời điểm năm 1948. Đây chính là lúc cuộc kháng chiến của nhân dân ta đang diễn ra ác liệt ở khắp mọi nơi. Đặc biệt chiến thắng lớn Việt Bắc thu dông 1947 giành được trước đó không lâu đã đem lại một niềm vui thắng lợi tràn ngập cả tiền tuyến lẫn hậu phương. Không khí lịch sử và thời đại đó đã để lại dấu ấn rõ nét trong cả hai bài thơ.
Trước hết, hẳn ai cũng thấy là hai hình tượng người lính Cụ Hồ trong hai bài thơ Tây Tiến và Đồng chí về căn bản có những nét đẹp chung. Họ đều từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà dũng cảm chiến đấu, sẵn sàng hi sinh cả tính mệnh mình cho Tổ quốc. Họ mang trong trái tim những phẩm chất cao quý có tính truyền thống của dân tộc từ nghìn xưa còn tiếp nối dõi truyền.
Đâu khác mỗi loài hoa đều có sắc hương riêng, mỗi hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ ở đây lại có những nét đẹp riêng khác nhau. Từ tính cách anh hùng gian khổ chiến đấu hi sinh đến chút lòng riêng tư của họ đều được thể hiện bằng những hình thái rất khác biệt nhau.
Trước hết, bài Tây Tiến được viết theo bút pháp lãng mạn. Bôn cạnh khuynh hướng tô đậm những cái khác thưởng, nhà thơ lại sử dụng rộng răi thủ pháp đối lập nhằm tác động mãnh liệt vào cảm quan người thưởng thức. Chính những cái khác thường, những cái đặc biệt ấy đã dễ dàng khêu gợi trí tưởng tượng, cảm hứng lãng mạn của người đọc để có sự đồng cảm sâu xa.
Đối tượng được nhà thơ ca ngợi trong bài thơ này là người chiến sĩ dũng cảm, hiên ngang, hào hoa và đa tình chứa chan đầy ắp mộng mơ trong tâm hồn.
Còn nhớ từ cái đêm lịch sử nãm nào, khi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, lời hịch cứu nước của Hồ Chủ tịch truyền đi vang dội núi sông thì bên cạnh hàng triệu anh nông dân tay lấm chân bùn tạm gác tay cày, cũng đã có biết bao anh thư sinh xếp lại bút nghiên. Tất cả cùng nhau phơi phới lên dường trong khí thế hào hùng sôi động: "Ra đi, ra đi bảo tồn sông núiỉ Ra đi, ra đi thề chết chớ lui". Một trong số vô vàn thanh niên trí thức giàu nhiệt tình yêu nước ấy là Quang Dũng. Hãm hở tham gia bỉnh đoàn Tây Tiến, nhà thơ qua thực tế chiến đấu gian khổ hỉ sinh, đã hiểu được tâm tư tình cảm, những phẩm chất tốt đẹp của những đồng đội thân yêu.
Đây là những chàng trai Hà Nội, phần lớn là thanh niên học sinh có trí thức. Các anh tự nguyện đi vào cuộc chiến đấu với tất cả nỗi đam mê và ý thức trách nhiệm công dân của mình chẳng hề chi li tính toán, hơn thiệt so bì. Tâm hồn các anh đầy ắp mộng mơ. Hình tượng các anh được nhà thơ xây dựng bằng cảm hứng lãng mạn. Bút pháp này thường thể hiện bằng những cái phi thường. Do đó, những chặng đường hành quân đầy gian khổ, nói một cách khác, khung cảnh hoạt động của các anh cũng là một khung cảnh phi thường:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống....
... Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Đúng là "thi trung hữu họa" (trong thơ cổ họa). Trong câu đầu, điệp từ dốc cộng với các từ gợi hình "khúc khuỷu", "thăm thẳm" cho người đọc hình dung được con đường chuyển quân của người lính mới thật là hiểm nguy, vất vả muôn vàn lối nhân hóa "súng ngửi trời" ở câu sau thật mới mẻ, độc đáo, tinh nghịch và hồn nhiên. Ba câu tiếp theo diễn tả hai bên dốc núi nhìn lên thì cao chót vót, nhìn xuống thì sâu thăm thẳm.. Tất cả như vẽ lại được những chặng đường hành quân gập ghềnh, hoang vư, hiểm trở. Đó là một bức tranh hoành tráng của núi rừng Tây Bắc hùng vĩ và dữ dội khác thường.
Tất nhiên đó là cảnh thực. Từ cảnh thực, tâm hồn lãng mạn của nhà thơ đà nắm bắt được mặt phi thưởng dữ dội và bí mật của núi rừng linh thiêng kì vĩ. Tuy nhiên, những độ cao, những vực thẳm, những heo hút, hoang dã ấy chỉ làm tâng vẻ hào hừng lẫm liệt của người lính chớ không hề làm họ nao núng hay sợ hãi chút nào. Ngoài ra hình ảnh núi rừng Tây Bắc dưới ngòi bút của nhà thơ tuy dữ dội và hiểm trở nhưng cũng khỏe đẹp và thi vị vô cùng: "Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống, Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi". Chi tiết này góp phần thể hiện vẻ đẹp ý chí và vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến trong cuộc chiến đâu đầy thử thách và gian khể, lòng các anh vẫn phơi phới rộng mở thênh thênh.
Không chỉ khung cảnh hoạt động của người lính mới phỉ thưởng mà hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến cũng thế.
Trên cái nền của núi rừng Tây Bắc hiểm trở và hùng vĩ, người lính Tây Tiến cũng đã xuất hiện thật oai phong và dữ dội khác thường.
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới:..
Ba câu thơ chứa đựng những hình ảnh khá kì dị. Ai cũng biết là chính sự ăn uống kham khổ, thiếu thốn, bệnh sốt rét hoành hành... đã làm cả đoàn binh gầy yếu, xanh xao và tóc rụng. Nhà thơ khá hóm hỉnh khi nhìn đó như một biểu hiện của tướng mạo phi thường chứa đựng một sức mạnh tiềm ẩn nào đó làm quân thù bạt vía, kinh hồn. Bút pháp lãng mạn mà nhà thơ sử dụng đã khiến cho hình ảnh người lính ở đây không hề có vẻ tiều tụy, khô gầy mà trái lại đã lẫm liệt, oai phong như hình ảnh người chinh phu trong thơ cổ.
Hẳn chúng ta còn nhớ trước và sau năm 1945, trong văn học lãng mạn, đặc biệt là trong thơ, thưởng xuất hiện hình tượng "người tráng sĩ" "khách chinh phu" áo bào đỏ rực, phất cờ giục trống, vung gươm lên ngựa "một đỉ không trở lại" cho dù người thân có bịn rịn tiễn đưa hay mỏi mắt trông chờ. Theo quan niệm lãng mạn lúc bấy giờ người anh hùng phải là người ra trận địa "nhất khứ hề bất phục hoàn" như Kinh Kha của thời Chiến quốc Trung Hoa xưa. Thêm nữa thơ lãng mạn thường đề cập nỗi buồn, nỗi đau, nỗi chia xa sinh li tử biệt và xem dó chính là một biểu hiện riêng của cái dẹp.
Nói như vậy dể thấy hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến ít nhiều phảng phất bóng dáng của người anh hùng trong dòng thơ ca vừa nói:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
Đúng là ở đây có cái hiên ngang của người tráng sĩ xưa "một đi không trở lại" "Gieo Thái sơn nhẹ tựa hồng mao". Cũng không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ nói đến cái chết, đến những nấm mồ "Ao bào thay chiếu anh về đất" "Rải rác biên cương mồ viễn xứ"... Lời thơ trang trọng, giọng thơ bi tráng. Cái chết của người lính Tây Tiến thật đẹp. Đưa tiễn "anh về đất", về với non sông dất nước, về với sự trường tồn, vĩnh hằng có cả khúc nhạc của thiên nhiên non nước tấu lên hùng tráng: "Sông Mã gầm lên khúc độc hành". Nhà thơ nói đến sự hi sinh bi tráng của người lính như thế cũng là tô đậm thêm vẻ đep hiên ngang, lẫm liệt của dồng đội thân yêu với tất cả tình cảm thương mến tự hào. Các câu trên tuy mang nhiều yếu tố bi nhưng âm điệu chủ đạo vẫn là sự hào hùng.
Ngoài ra, góp phần làm nên vẻ đẹp của người lính Tây Tiến còn có chất hào hoa, thanh lịch, chất lãng mạn mộng mơ. Nếu người trai cày ra trận trong phút chạnh lòng "nhớ người vợ trẻ. Mòn chân bên cối gạo canh khuya" thì các đồng đội của nhà thơ và kể cả nhà thơ đã sưởi ấm tâm hồn mình bằng một thoáng mộng mơ lãng mạn.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Tâm hồn tài hoa của người lính dù phải chiến đấu trong gian khổ, thiếu thôn nhưng vẫn dễ dàng nắm bắt lấy những hình ảnh đẹp của núi rừng:
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
Đẹp nhất, thơ mộng nhất, tài hoa nhất của cảnh vật và con người Tây Bắc được thể hiện trong hình ảnh một đêm liên hoan vãn nghệ của bộ đội được gợi lên với biết bao chi tiết rất thực mà cũng rất mộng và rất ảo:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viển Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng thác lủ hoa đong đưa.
Phải tài hoa, mơ mộng và tình tứ thế nào mới cảm nhận dược và bị thu hút bởi cái đẹp, cái tài hoa, cái tình tứ của cảnh của người Tây Bắc, của xiêm áo lộng lẫy, dáng điệu e ấp, tiếng khèn, điệu múa, đặc biệt là cái đẹp mang đậm màu sắc xứ lạ phương xa.
Phải giàu mơ mộng và tinh tế thế nào mới cảm nhận được cái hồn của rừng lau giữa chiều sương, cái dáng mềm mại của cô gái trên chiếc thuyền độc mộc, cả cái đong đưa của những bông hoa trôi theo dòng nước lũ.
Đúng là ngòi bút tài hoa tinh tế của nhà thơ Quang Dũng đã dựng lên một bức chân dung sinh động, cụ thể của người lính Tây Tiến vừa dũng cảm hiên ngang, vừa tài hoa tình tứ, tâm hồn đầy ắp mộng mơ lãng mạn.
Nếu những yếu tố vừa nói làm nên vẻ đẹp của người lính trong bài thơ Tây Tiến thì trái lại, nét mộc mạc, bình dị và chân chất là vẻ đẹp của người chiên sĩ trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
Hình tượng người lính ở đây được nhà thơ xây dựng bằng bút pháp hiện thực nên không xuất hiện trong một bối cảnh khác thường, đặc biệt mà đã hiện lên trong cái môi trường quen thuộc, bình dị với tất cả dáng vẻ chất phác lam lũ của người nông dân mặc áo lính. . Các anh chiến sĩ này là người của tứ xứ, từ những làng quê đói nghèo xơ xác, gộp nhau trong lí tưởng đánh giặc cứu nước:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lèn sỏi đá.
Cùng chung hoàn cảnh xuất thân và lí tưởng chiến đấu nên từ tình yêu giai cấp, họ đã nâng lên thành tình đồng chí, một tinh cảm mới mẻ lúc bấy giờ. Súng bên súng đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Đồng chí!
Nhà thơ cũng đưa người đọc trở lại hoàn cảnh riêng của những người chiến sĩ vốn là nông dân dó:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay.
Ở nơi trận địa mà các anh nghe rõ gió lay từng gốc cột nhà mình thì đủ biết tình cảm đối với gia đình và quê hương thắm thiết biết bao nhiêu. Nhưng các anh đã đặt "nghĩa lớn" lên trên hết. Đúng là về tinh thần "hiệp sĩ" này các anh rất gắn với người lính Tây Tiến.
Để làm đẹp người lính của mình, Quang Dũng đã gọi bộ áo lính bình thường của họ là áo bào thì trái lại ở đây Chính Hữu đã tả nó đúng với hình ảnh vốn có:
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá.
Đúng là hiện thực xiết bao!
Dù trong gian khổ tột cùng của cuộc kháng chiến lúc bấy giờ những chiến sĩ này vẫn sẵn sàng chịu đựng và luôn chen vai sát cánh nhau.
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Bài thơ kết thúc bằng một hình ảnh thật đẹp:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Chính tình đồng chí, một tình cảm lớn lao cao cả đã khiến các anh từ những người xa lạ chẳng hẹn mà quen nhau, bỗng trô thành thân thiết "đôi tri kỉ. Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" là các anh có đủ sức mạnh tinh thần đệ coi thường gian khổ hi sinh, có thể chông chọi được với những "cơn , _ sốt run người" những đêm "buốt giá" "sương muối" giữa "rừng hoang".
Ai nói các anh không là anh hùng. Tuy bề ngoài các anh không có vẻ gì ịà oai phong lẫm liệt khác thường cả. Do sức mạnh của lòng yêu đất nước và tình đồng chí thiêng liêng từ những người nông dân lam lũ bình thường, các anh đã hồn nhiên cầm súng để đấu tranh giải phóng và bảo vệ quê hương. Vẻ đẹp riêng của các anh là như thế.
Ngót nửa thế kỉ đã trôi qua, nhưng bụi thời gian không che lấp được hình tượng người lính trong hai bài thơ Tây Tiếrí và Đồng chí. Ngọn lửa chiến tranh cũng đã tắt từ lâu. Thế mà ngày nay đọc lại, vẻ đẹp của mỗi bài thơ vẫn gây cho tuổi trẻ chúng ta những suy tư sâu sắc những xúc động sâu lắng biết bao khi được sống lại những năm tháng gian khó mà hào hùng oanh liệt của cha ông chín năm chống Pháp.
(Trần Ngọc Hưởng)
BÀI THAM KHẢO (Câu 9)
Cảm hứng về đất nước, nhân dân từ xưa đến nay vốn* là nguồn cảm hứng chủ đạo trong thơ ca Việt Nam đặc biệt là trong thơ ca hiện đại. Các nhà thơ đều có những vần điệu phong phú rung cảm dạt dào để thể hiện một cách đầy sáng tạo lòng yêu nước, phẩm chất anh hùng và tinh thần bất khuất dũng cảm đấu tranh của cả dân tộc ta. Trong những bài ca yêu nước và tự hào dân tộc đặc sắc ấy phải kể đến bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi thời kháng Pháp và đoạn trích Đất nước từ trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm thời chống Mĩ.
Tuy cùng có nhan đề là Đất nước nhưng ở từng bài thơ tùy thuộc vào hoàn cảnh và cảm quan nghệ thuật riêng của từng nhà thơ mà lòng yêu nước đã thể hiện lên với những sắc thái khác nham
Trước hết ở bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi, lòng yêu nước gắn liền với yêu cuộc sống mới, cuộc sống cách mạng với niềm vui giải phóng bứt bỏ được xiềng xích của thực dân phong kiến với ý thức tự hào của con người vươn lên làm chủ đất nước và quyết tâm chiến đấu đến cùng để bảo vệ mảnh đất của cha ông và những thành quả cách mạng mà mình gặt hái được.
Do đó, hình ảnh đất nước trong bài thơ này gắn liền với hình ảnh những người nông dân mặc áo lính, nhưng người anh hùng mặc áo vải “từ gốc lúa bờ tre hồn hậu” đã “rũ bùn dứng dậy” chiến đấu bảo vệ đất nước mà mình vô cùng yêu dấu. Bài thơ mở đầu bằng một cảm xúc mùa thu trong sáng, nồng nàn, đầy sức sông gợi nhớ về Hà Nội, cảnh Hà Nội còn dưới ách thực dân tuy đẹp mà lặng lẽ buồn, thể hiện một cảm xúc xao xuyến, bâng khuâng của người ra đi trong một ngày thu đã xa:
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
"Đầu không ngoảnh lại", người ra đi tỏ ra kiên quyết trong tư thế và dáng đi, nhưng tâm hồn vẫn thấm đẫm "hơi may" se lanh, cả cái âm thanh xao xác của từng chiếc lá vàng rơi trên "thềm nắng" "phố dài" thơ mộng của thủ đô yêu dấu đang lùi lại phía "sau lưng". Đoạn thơ không những gợi lên một trời mênh mông thương' nhớ mà còn toát lên niềm tự hào của con người biết vượt lên chính mình: đáp lời kêu gọi của Tổ quốc sẵn sàng từ biệt căn nhà, góc phố thân thương.
Đi vào kháng chiến, Đất nước đẹp như thế đã bước sang một giai đoạn mới: cuộc đời đổi thay, đất trời sông núi cũng khởi sắc. Lời thơ là tiêng reo vui thốt lên từ đáy lòng mình:
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.
"Mùa thu nay khác rồi". Mùa thu nay ò đâu cũng vui, ở đâu cũng đẹp, Tất cả đều phơi phới bừng sáng, rộn ràng. Đây là mùa thu Việt Bắc, mùa thu cách mạng sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947. "Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi". Đúng là tư thế của những con người làm chủ đất nước, làm chủ thiên nhiên đang sung sướng, tự hào ngắm nhìn vẻ đẹp của núi sông, đồng ruộng, đất trời, với đủ cả chiều cao, chiều dài, chiều rộng, như muốn nói to lên lời khẳng định vật sở hữu của mình. Những câu thơ bảy chữ ở đây mạnh mẽ, dõng dạc như một lời tuyên bố chắc nịch:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phủ sa.
Điệp ngữ "của chúng tà' láy đi láy lại cùng với từ chỉ định "đây" trong những câu thơ trên là một sự khẳng dịnh vang lên đường hoàng, đĩnh đạc thể hiện niềm tự hào về quyền làm chủ đất nước chính đáng của mình. Điệp từ "những" tiếp đó đặt ở đầu dòng thơ tạo ra hình ảnh một đất nước rộng mở, bao la, đẹp tươi và gợi cảm: Những cánh đồng thơm mát; Những ngả đường bát ngát , Những dòng sông đỏ nặng phù sa. Đây không chỉ là lốì liệt kê mà còn là mở rộng thêm các ấn tượng ra. Từ niềm hân hoan vô bờ tưởng như ôm trọn cả "đất nước", nhà thơ như lắng lại trong một câu thơ thật ngắn: "Nước chúng ta" để suy ngẫm sâu xa mở ra một hướng nhận thức về "đất nước" trong chiều sâu lịch sử:
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về...
Vẫn là ấn tượng của mình, Nguyền Đình Thi gợi đến hồn thiêng sông núi, tiêng vọng rì rầm của cha ông xưa bất khuất. Nhà thơ phát hiện ra bản chốt cua con người Việt Nam: rất đỗi anh hùng mà cũng bình dị, chân chất xiết bao.
Phần còn lại của bài thơ, ông tập trung khác họa hình ảnh "Đất nghèo nuôi những anh hùng. Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lèn". Từ trong đau thương của chiến tranh, đất nước vẫn anh dũng đứng vụt lên chiến đấu. Đôi lập với những hình ảnh tượng trưng cho sự giàu có thanh bình bên trên là những hình ảnh đau thương uất hận ngập tràn:
Ôi những cánh đồng què chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều.
Hai câu thơ đó làm nền cho một bức tranh đặc tả cụ thể đến nhức nhối hình ốnh của đất nước đau thương, con người uất hận vì bọn thực dân xâm lược. Đập mạnh vào cảm quan người đọc là hình ảnh dây thép gai của đồn thù tua tủa mọc lên như chọc nát cả bầu trời bình yên, hình ảnh cánh đồng quê dưới ráng chiều đỏ rực như ứa máu. Tất cả làm dấy lên lòng căm thù đối với tội ác của bọn giặc. Không những thế chúng còn đàn áp bóc lột đồng bào ta. Nhà thơ thể hiện điều này bằng những ẩn dụ sắc sảo: Bát cơm chan đẩy nước mát. Bay còn giằng khỏi miệng ta. Tiếp theo những liên tưởng độc đáo đầy ấn tượng đó, nhà thơ còn nghĩ suy khái quát về biết bao gian khổ, mất mát hi sinh vô cùng to lớn của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp khi ấy:
Ngày nắng đốt theo đèm mưa dội
Mỗi bước đường mỗi bước hi sinh.
Sau cùng là hình ảnh khái quát tượng trưng cho đâ't nước từ trong đau thương uất hận đã vùng dậy hào hùng:
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.
Bốn câu thơ sáu chữ trên đây, cân đối, chắc khỏe, đầy tự tin đã làm nên một âm hưởng anh hùng ca cho bài thơ. Nhà thơ tưởng như dã gửi gắm trong hình ảnh thơ "sáng lòa" ấy cả lòng thương yêu tin tưởng vào tương lai tất thắng của đất nước và nhân dân. Bốn câu thơ bình dị mà sâu sắc đủ để tạc nên một tượng đài hoành tráng về nước Việt Nam, một dáng dứng sừng sững rực rỡ tỏa hào quang.
Như thế, bằng những vần thơ giàu hình ảnh, cô đọng, sâu lắng chất suy tưởng nhà thơ đã thể hiện những cảm nhận về đất riước về nhân dân. Lòng yêu đất nước thiết tha cháy rực ở đây gắn liền với ý thức độc lập, tự chủ, lòng tự hào về đất nước và nhân dân hào hùng, bất khuất đã tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp và nhất định sẽ thắng lợi vẻ vang.
Từ Đất nước của Nguyễn Đình Thi đến Đất nước trong doạn trích ờ trường ca Mặt đường khát Ưọng của Nguyễn Khoa Điềm là cả một chặng đường lưa máu đầy hiểm nguy gian khổ của cuộc đâu tranh cho sự toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân ta.
Cùng với các nhà thơ trẻ tiêu biểu cho thời kì chống Mĩ lúc bấy giờ, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện những cảm nhận sâu sắc và có phần mới mẻ của mình của đất nước và đất nước thông qua những trải nghiệm của chính bản thân mình.
Với hình thức thơ trừ tình chính luận, nhà thơ đã thể hiện đầy sức thuyết phục tư tường: Đất nước cùa nhân dân, Đất nước cùa ca dao thần thoại là tư tưởng chủ đạo chi phối cả nội dung và hình thức nghệ thuật của đoạn thơ trích này.
Phần đầu đoạn thơ thể hiện cái nhìn về thời gian lịch sử của đất nước. Theo Nguyễn Khoa Điềm, đất nước không phải là một khái niệm trừu tượng xa xôi mà thật bình dị, gần gũi, thân thiết, gắn bó sâu nặng với mỗi con người chúng ta. Đất nước có mặt từng giây từng phút trong cuộc sống hàng ngày của nhân dân. Đất nước hiện lên với bề dày lớn lao của lịch sử, cái bề dày của bôn ngàn năm văn hiến mà mỗi người Việt Nam ai cũng có lần nhắc đến để yêu mến tự hào: Đất nước tồn tại trong câu chuyện "ngàỳ xửa ngày xưa"... mẹ thường hay kể. Đất nước hiển hiện ở "miếng trầu bây giờ bà ăn". Đất nước còn là mối quan hệ thủy chung son sắt của "người trong một nước" của mẹ với cha của vợ với chồng - Trong căn nhà cây tre, mái rạ đơn sơ, nơi mà bao thế hệ đã sinh con đẻ cái lam lũ làm ăn không sao thiếu được cái kèo cái cột. Đó cũng chính là đất nước.
Theo nhà thơ, đất nước cũng chính là sự hợp thành giữa đất và nước hai yếu tố luôn luôn gần gũi gắn bó với mỗi con người chúng ta:
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"
Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi".
Tiếp đó nhà thơ cũng đã cảm nhận đất nước như là một sự thống nhất của các yếu tố lịch sử, địa lí, văn hóa, phong tục. Đất nước là sự gắn bó giữa cái riêng và cái chung, giữa mỗi thành viên và cộng đồng, giữa thế hệ này và thế hệ nối tiếp khác. Vì gắn bó khăng khít như thế nên ai cũng có phần trách nhiệm.
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau.
Tiếp đó, phần sau của đoạn thơ thể hiện tư tưởng cốt lõi: "Đất Nước này là của nhân dân". Trong suốt bốn ngàn năm lịch sử dài dằng dặc, một dải non sông tươi đẹp này đã được tạo nên từ công sức mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của những con người vô danh bình dị sinh ra, lớn lên, lao dộng và đánh giặc đời nọ nối tiếp đời kia:
Những người vợ nhớ chồng cồn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trổng Mái.
Người học trò nghèo còn góp cho Đát Nước mình núi Bút, non Nghiên.
Con cóc con gà quê hương cũng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh.
Những người dân nào củng đà góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điềm...
Cũng chính nhờ sự đóng góp xây dựng đất nước của bốn nghìn lớp người trong bô'n nghìn năm lịch sử như thế mà nhà thơ có điều kiện để "quy nạp" nâng lên thành một khái quát sâu sắc về sự thông nhất, thâm nhập đên mực hài hòa giữa nhân dân và đất nước:
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đáu ta củng thấy.
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta.
Trong cảm quan của nhà thơ, đất nước gắn chặt với triệu triệu những con người vô danh bình dị: "Không ai nhở mặt đặt tên. Nhưng họ đã làm ra Đất Nước". Nhà thơ ngợi ca lòng yêu nước của vô vàn những con người đã "gìn vàng giữ ngọc” truyền lại cho các thế hệ sau mọi giá trị tinh thần và vật chất của tổ quốc từ hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói đến cả tên làng, tên ấp. Họ là những người:
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại.
Như thế, điểm hội tụ cũng là cao điểm của cảm xúc trữ tình trong đoạn thơ là tư tưởng Đất Nước này là Đất Nước của Nhân dân. Chính vì vậy mà mỗi cá nhân một thành viên của cộng đồng ấy phải có trách nhiệm giữ gìn xây đắp cho đất nước tồn tại đến muôn đời:
Em ơi Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thăn cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời.
Đúng là cả hai bài thơ đều viết về đất nước "mỗi bài mỗi vẻ", mỗi cách nói riêng nhưng cũng đều gặp nhau ở chỗ cùng thể hiện, ngợi ca lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Những vần thơ đẹp chân thành và sâu sắc này cho thấy đất nước ta một dải đẹp tươi, hùng vĩ; nhân dân ta từ bao đời nay anh hùng, tài trí và cần cù không những định hướng cho người đọc cách hiểu, cách yêu đất nước sao cho chân thật và đúng đắn mà còn nhắc nhở mọi người về ý thức trách nhiệm công dân của mình đối với Tổ quốc và nhân dân.
(Trần Ngọc Hưởng)
BÀI ĐỌC THÊM (câu 10)
Sóng là bài thơ tình rất đặc sắc của nữ sĩ Xuân Quỳnh. Hình tượng sóng trong bài thơ được Xuân Quỳnh lựa chọn để trở thành biểu tượng cho tình yêu của "em", của những người phụ nữ.
Nhân vật trữ tình trong bài thơ Sóng là em, một người phụ nữ có nhiều tình cảm sôi nổi, mạnh mẽ. Với hình tượng sóng. Xuân Quỳnh đã thể hiện tình yêu của "em" ở nhiều cung bậc và sắc thái khác nhau:
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ.
Sóng là biểu thị cho tình yêu của tuổi trẻ, từ "ngày xưa — và ngày sau vẫn thế". Nhưng sóng đâu chỉ nói điều đơn giản ấy, sóng còn là:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể.
Xuân Quỳnh đã sử dụng những đặc tính của sóng để biểu đạt những sắc thái tình yêu trong "em", có cả "dữ dội và dịu êm", có cả "ồn ào và lặng lẽ". Có những biểu hiện đối lập cùng tồn tại, sóng thất thường và tình yêu của "em" cũng bất thường như sóng. Nhưng có gì là khó hiểu đâu, chỉ tại "Sông không hiểu nổi mình — Sóng tìm ra tận bể", đến với một bến bờ hạnh phúc hơn mà thôi. Trong một bài thơ khác, cùng viết về tình yêu. Xuân Quỳnh lại một lần trở về với hình ảnh sống (trong mối tương quan với thuyền), và ở dây sóng cũng lại "vô cớ", bất thường như thế:
Những đèm trăng hiền từ
Biển như cô gái nhỏ
Thầm thì gửi tâm tư
Quanh mạn thuyền sóng vỗ
Cũng có khi vô cớ
Biển ào ạt xồ thuyền
Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên.
(Thuyền và Biển)
Tình yêu cũng như sóng, lúc thì dữ dội, lúc lại dịu êm, khi ào ạt, khi thầm thì... Đấy cũng là những cung bậc khác nhau trong tình yêu của "em". Xuân Quỳnh còn bộc lộ tình cảm sâu sắc hơn khi thể hiện "con sóng dưới lòng sâu" và "con sóng trên mặt nước". Ta có thể hiểu "con sóng dưới lòng sâu" dịu êm còn "con sóng trên mặt nước" thì lặng lẽ mà "con sóng dưới lòng sâu" lại ồn ào... Những bí ẩn của sóng và cũng là những bí ẩn trong nỗi niềm của người phụ nữ đang yêu được Xuân Quỳnh diễn tả thật tinh tế. Sóng luôn tư tìm biển, tự đòi hỏi nên mới "tìm ra tận bể". Tình yêu cũng như sóng, tình yêu có khát vọng tìm hiểu, có sự chia sẻ nhưng nếu "Sông không hiểu nổi mình" thì sống phải ra tận bể lớn. Con sóng tình yêu muôn vượt thoát khỏi những gì hạn hẹp để đến với bể lớn tình yêu bát ngát. Nỗi niềm của "em", của người phụ nữ đang yêu được Xuân Quỳnh hiểu thấu và nói lên bằng những hình ảnh thơ thật cụ thể và cũng thật trừu tượng. Ra đến "muôn trùng sóng bể", "em" muôn hiểu tình yêu có từ nơi dâu:
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Câu hỏi ấy đã có từ bao đời nay, chính nhà thơ của tình yêu — Xuân Diệu còn hỏi "Làm sao cắt nghĩa được chữ yêu". Khởi đầu của sống là gió, nhưng "Gió bắt đâu từ đâu" thì không sao cắt nghĩa được. Chỉ biết "Khi nào ta yẽu nhau' thì "Lòng em nghĩ đến anh. Cả trong mơ còn thức". Sóng đã biểu thị nỗi nhớ da diết của "em".
Ôi con sống nhở bờ
Ngày đêm không ngủ được.
Nỗi nhớ cũng như sóng ở bể lớn, mạnh mẽ, da diết, sâu thẳm. Sóng như tình yêu của "em" dành cho anh, có bao nhiêu mong nhớ khắc khoải. Dù là sóng dưới lòng sâu hay con sóng trên mặt nước, thì con sóng nào cũng hướng về bờ cát:
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ.
Mối quan hệ giữa con sóng và bờ cát như một cái gì không thể chia cắt. Vượt qua "muôn vời cách trở" sóng vẫn tìm đến bờ cát dể được tan ra trong hạnh phúc tình yêu. Môì quan hệ ấy có khác nào tăng cường của "em" và "anh
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương.
"Em" cũng như sóng, "em" sẽ đến với "anh' với tình yêu của "em" dù phải vượt qua "muôn vời cách trở". Không một tình yêu nào là không có thử thách, biết bao người đang yêu đã nghĩ đến những câu thơ của Xuân Quỳnh để vượt qua những "cách trở", thử thách và tìm đến bên nhau.
Xuân Quỳnh đã thể hiện hình tượng sóng như một ẩn dụ đẹp về tình yêu của "em". Chẳng thế mà trong súốt bài thơ, hai hình ảnh "sóng" và "em" lúc đầu soi chiếu nhau, sau đó lại song hành cùng nhau. Và đến cuối cùng, nhà thơ ao ước được hóa thân thành sóng trong một tình yêu bất diệt:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm cồn vỗ.
Đó là một khát vọng tình yêu vĩnh cửu, vượt giới hạn của đời người. Nó thể hiện nỗi niềm tâm trạng và trái tỉm tha thiết yêu thương của nhà thơ Xuân Quỳnh. Lấy sóng làm biểu tượng cho tình yêu của người phụ nữ, Xuân Quỳnh đã diễn đạt được những sắc thái, cung bậc của tình yêu và nét đẹp thủy chung của người phụ nữ.
Sóng mạnh mẽ, dữ dội nhưng lại lặng lẽ và dịu êm, cũng như người phụ nữ đang yêu với một tình yêu mạnh bạo và sôi nổi. Nét mới ấy hòa trộn với phẩm chất thủy chung, vượt "muôn vời cách trở" của người phụ nữ Việt Nam từ bao đời nay.