Đăng ký

Soạn bài Nói với con của Y Phương - Văn hay lớp 9

1,308 từ Soạn bài

Với bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương, Cunghocvui xin gửi đến các bạn bài Soạn Nói với con đầy đủ và chi tiết nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

   Bố cục:

   Bài thơ Nói với con được chia làm 2 phần như sau:

Phần 1: Từ đầu... ngày đẹp nhất trên đời

Nội dung: Người cha nói với con về những tình cảm của cội nguồn, của quê hương

Phần 2: Còn lại

Nội dung: Niềm tự hào về quê hương cùng với lời dặn dò của người cha dành cho đứa con của mình

nói với con

Xem thêm Giới thiệu Y Phương và bài thơ Nói với con

Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương

Bình luận nội dung bài thơ Nói với con

Câu 1 (Trang 73 SGK Ngữ văn 9 tập 2)

   Mượn lời nói với con, nhà thơ gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người, gợi về sức sống mãnh liệt, bền bỉ của quê hương mình.

   Bố cục của bài thơ theo trình tự hết sức tự nhiên, người cha đi từ tình cảm gia đình nhỏ bé đến tình cảm lớn hơn đối với quê hương, dân tộc. Và cuối cùng là nâng lên thành lẽ sống, thành lời nhắc nhở đối với người con.

   Lời nhắc nhở của người cha dành cho con không hề mang tính giáo huấn, khắt khe mà như những lời tâm tình chứa chan tình cảm, cách nhắc nhở nhẹ nhàng, thấm thía, đi vào lòng người.

Câu 2 (Trang 73 SGK Ngữ văn 9 tập 2)

   Ngay từ khi còn bé, con đã được sống trong sự nuôi dưỡng, sự đùm bọc và chở che của cha mẹ: 

"Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ"

Cha mẹ dắt con đi từ những bước đi chập chững đầu đời, dõi theo con cho đến mãi về sau. Trong gia đình bé nhỏ của cha mẹ luôn đầy ắp tiếng cười, ngập tràn hạnh phúc vì có con:

"Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười"

4 câu thơ đầu có những hình ảnh cụ thể, cách diễn đạt dường như vô ý song lại tạo ra sự độc đáo trong tư duy và cách diễn đạt của người miền núi. Những từ ngữ giàu sắc thái biểu hiện (cài nan hoa, ken câu hát) đã miêu tả cụ thể cuộc sống và tình cảm gắn bó, quấn quýt của con người quê hương.

Con lớn lên trong không gian sinh hoạt của gia đình, của làng quê, trong sự chăm chỉ, cần cù lao động của những người đồng mình và tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ.

Câu 3 (Trang 73 SGK Ngữ văn 9 tập 2)

   Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp của người “đồng mình”, những đức tính đó là:

- Dễ thương, giàu tình cảm

- Có tấm lòng thủy chung, luôn gắn bó với quê hương

- Hồn nhiên, mạnh mẽ, không ngại gian khổ

- Là những con người có bản lĩnh, bền bỉ, không dễ dàng bỏ cuộc.

- Mộc mạc, chân chất nhưng vẫn không kém phần kiêu hãnh, giàu ý chí, nghị lực và niềm tin.

  Thông qua việc thể hiện những đức tính tốt đẹp của người đồng mình, người cha muốn dặn dò con cần phải mạnh mẽ, phải có ý chí vượt qua mọi gian nan thử thách để vững bước trên chặng đường đời, giống như phẩm chất của những con người cùng quê với chúng ta. Hơn thế nữa, con phải luôn tự hào về truyền thống của dân tộc mình, phải không ngừng cố gắng góp phần phát triển quê hương giàu mạnh.

Câu 4 (Trang 73 SGK Ngữ văn 9 tập 2)

  Tình cảm của người cha dành cho con là một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng. Đó là tình cảm ruột thịt, tình cảm gia đình. Tuy người cha lo lắng cho con nhưng vẫn luôn đặt niềm tin vào đứa con của mình. Cha dạy cho con biết những đức tính tốt đẹp của quê hương để con tự lập, tự vững bước trên đường đời. Lời cha nói với con mang một sự trìu mến, nhẹ nhàng đầy tình cảm. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời này là lòng tự hào, là sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và muốn con tự tin bước vào đời.

Câu 5 (Trang 73 SGK Ngữ văn 9 tập 2)

   Nghệ thuật của bài thơ Nói với con:

- Sử dụng thể thơ tự do gần gũi, dễ biểu đạt cảm xúc

- Cách nói giản dị, thân mật, chứa chan tình cảm của người cha dành cho con

- Hình ảnh thơ đẹp, có giá trị biểu đạt cao, thấm thía trong từng câu nói

- Hình ảnh thơ mang đậm tính dân tộc

Thông qua phần Soạn bài Nói với con, Cunghocvui hi vọng đây sẽ là phần Soạn bài Nói với con đầy đủ nhất dành cho các bạn. Chúc các bạn học tốt!

 

shoppe