Dàn ý vẻ đẹp độc đáo của bài thơ "Nói với con" của Y Phương
Đề bài
Đề bài: Vẻ đẹp độc đáo của bài thơ Nói với con của Y Phương.
Hướng dẫn giải
Giới thiệu tác giả Y Phương và bài thơ Nói với con
Bài thơ mang vẻ đẹp độc đáo đậm đà bản sắc của người miền núi
1. Phân tích vẻ đẹp về mặt nội dung
Mượn lời nói với con Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi người, gợi về sức sống mạnh mẽ bền bỉ quê hương mình
- Lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và truyền thống cao đẹp của quê hương, niềm mong mỏi con sống xứng với truyền thống tốt đẹp đó
* Người cha nói về cội nguồn sinh dưỡng
- Bốn câu thơ đầu, người cha nói về cội nguồn sinh dưỡng của con, điều đầu tiên chính là tình cảm gia đình
+ Con lớn lên trong tình yêu thương, sự đùm bọc, chở che của cha mẹ
+ Từ láy và nhịp thơ 2/3 cấu trúc đối xứng tạo ra âm điệu tươi vui, quấn quýt: chân phải- chân trái; một bước – hai bước; tiếng nói – tiếng cười... các hình ảnh rất cụ thể
→ Tác giả gợi được không khí gia đình ấm áp, qua đó nhắc nhở đứa con hướng về gia đình, nguồn cội sinh dưỡng
- Người cha nhắc con nhớ rằng con lớn lên trong cuộc sống lao động, trong tình yêu thương của làng xóm, quê hương
+ Cuộc sống lao động tươi vui của người đồng mình được gợi lên:
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
+ Niềm vui, tình yêu lao động và sự gắn kết của cộng đồng người dân tộc
+ Vẻ đẹp của núi rừng, quê hương thơ mộng, nghĩa tình đã che chở, nuôi dưỡng con người cả tâm hồn và lối sống
→ Ta hiểu người cha muốn cho con biết quê hương là vừng quê có truyền thống văn hóa rất nghĩa tình
* Phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình
- Người cha nói với con về sức sống mãnh liệt, bền bỉ về truyền thống cao đẹp của quê hương
+ Người đồng mình: cha mẹ, đồng bào, người cùng quê hương
+ Khẳng định phẩm chất của người đồng mình, phẩm chất của người đồng mình thể hiện qua lời nói mộc mạc, giản dị, gợi nhiều yêu thương, gần gũi
- Phẩm chất cao đẹp, mạnh mẽ của người đồng mình:
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh không lo cực nhọc
+ Cuộc sống lạc quan, tràn đầy niềm vui
+ Niềm tin thủy chung với nơi chôn rau cắt rốn
→ Với những điệp từ, điệp ngữ, cách so sánh cụ thể kết hợp với nhiều kiểu câu dài ngắn khác nhau, lời tâm tình người cha góp phần khẳng định lối sống mạnh mẽ, khoáng đạt gắn bó tha thiết với quê hương
* Mong muốn của người cha về đứa con
- Mong con sống nghĩa tình, thủy chung với quê hương
+ Biết chấp nhận khó khăn và vượt qua khó khăn bằng ý chí, nghị lực và niềm tin của bản thân
+ Người đồng mình tuy “thô sơ da thịt” nhưng đều tự lực, tự cường “tự đục đá kê cao quê hương”, duy trì truyền thống với tập quán của người đồng mình
- Người cha mong con vững vàng, tự hào vào truyền thống của quê hương. Lấy những điều tốt đẹp, bình dị làm hành trang vững bước trên đường đời
2. Phân tích đặc sắc nghệ thuật của bài thơ
- Thể thơ tự do mạch cảm xúc tự nhiên, cách nói giàu hình ảnh, mộc mạc, giàu chất thơ, cụ thể và giàu sức khái quát
- Giọng điệu tha thiết, trìu mến, bay bổng nhẹ nhàng, khúc triết, rành rọt... tạo ra sự cộng hưởng hài hòa
- Ngôn từ bình dị, mộc mạc như lời nói thường ngày
Bài thơ là lời tâm tình của người cha nói với con cũng chính là lời nói chân thành, mộc mạc của tác giả
- Bài thơ mang vẻ đẹp độc đáo, đậm đà bản sắc thơ ca miền núi giúp người đọc hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn, sức sống của một dân tộc vùng cao, gợi nhắc tình cảm gắn bó với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống