Đăng ký

Soạn bài Người trong bao - Sê khốp - Ngữ văn lớp 11 tập 2

2,186 từ Soạn bài

Với tác phẩm Người trong bao của Sê-khốp, Cunghocvui.com xin gửi đến các bạn bài soạn Người trong bao đầy đủ nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Bố cục:

- Mở truyện: Cuộc trò chuyện ở gần nhà kho giữa hai người bạn: bác sỹ thú y và thầy giáo.

- Thân truyện: Kể về cuộc đời và tính cách của nhân vật Bê-li-cốp

- Kết truyện: Nhận xét của bác sĩ thú y, cũng chính là người nghe truyện

người trong bao

Xem thêm Tóm tắt Người trong bao

Phân tích truyện ngắn Người trong bao

Phân tích hình tượng Bê-li-cốp

Câu 1 (Trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

  • Hình tượng Người trong bao – nhân vật Bê-li-cốp

- Chân dung Bê-li-cốp: hiện lên với dáng vẻ kì quái, khác người

- Trong sinh hoạt: có một khuôn mặt nhỏ bé, vẻ mặt nhợt nhạt khác người. Tất cả đều cho vào trong bao, mang bao từ giày, ủng, cho đến kính, ô...

- Trong tư tưởng: không bao giờ có ý kiến riêng về vấn đề gì, cố giấu ý nghĩ vào trong bao và chỉ làm theo chỉ thị, mệnh lệnh và những quy định giáo điều như một cái máy.

  • Tính cách Bê-li-cốp

- Bê-li-cốp nhút nhát, ghê sợ hiện tại nhưng lại ngợi ca, tôn sùng quá khứ

- Bê-li-cốp là con người nhỏ bé, yếu đuối, quái đản, máy móc , giáo điều, sống thu mình trong bao, và luôn cô độc, lo lắng, sợ hãi.

- Tính cách kì quái thể hiện trong cách ngủ, trong các mối quan hệ với đồng nghiệp, với bạn bè...

=> Nhân vật cô độc, luôn lo lắng, sợ hãi, sợ tất cả mọi thứ và hèn nhát

- Điều này ảnh hưởng mạnh mẽ tới tinh thần, lối sống của mọi người

=> Bê-li-cốp chính là một nhân vật điển hình cho xã hội cũ,  cũng là hiện tượng đang tồn tại trong bộ phận trí thức của nước Nga ở cuối thế kỉ XIX khi chế độ tư bản hóa phát triển. Người kể chuyện kết luận rằng: những con người trong thời buổi ấy lúc nào cũng có một khát vọng mãnh liệt là thu mình vào trong một cái vỏ, tạo ra trong mình một thứ bao để ngăn cách với cuộc sống bên ngoài

  • Bê-li-cốp có những nét tính cách đáng ghét

- Lúc nào cũng sống thu mình lại, tự ép mình vào trong bao cả về những vật dụng và tư tưởng, lối sống

- Sống dập khuôn, làm theo lời người khác, không có chính kiến và không dám bày tỏ cái tôi của mình

- Mang quy định của cấp trên ra để dọa dẫm mọi người

  • Nhưng Bê-li-cốp lại rất đáng thương

- Bị mọi người khinh ghét nên Bê-li-cốp không thể chịu đựng được cách sống của chị em Va-ren-ca

- Tự mình ép bản thân mình, không có được sự hạnh phúc

=> Tóm lại, Bê-li-cốp chỉ là một tay sai đắc lực của chế độ chuyên chế lúc bấy giờ, con người của nhân vật này thể hiện cái bản chất thù địch đã chèn ép con người và cuộc sống của họ.

Câu 2 (Trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

   Cái chết của Bê-li-cốp tuy rất bất ngờ nhưng là hậu quả tất yếu với tính cách của nhân vật này:

- Bê-li-cốp bị đẩy ngã xuống cầu thang trong khi Va-ren-ca nhìn thấy, lại đi cười phá lên: Bê-li-cốp tự nhận thấy mình biến thành trò cười của thiên hạ trước tiếng cười của Va-ren-ca

Hắn chết và hắn được nằm trong quan tài: cái bao bền vững nhất, đó là khát vọng mãnh liệt, kì dị của Bê-li-cốp

- Bê-li-cốp còn sống là mọi người vẫn còn phải sợ hãi, còn căm ghét, còn bị ám ảnh.

- Khi Bê-li-cốp chết, mọi người cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng nhưng chẳng được bao lâu thì cuộc sống lại diễn ra như cũ. Một cuộc sống vô vị, nặng nề và rất tù túng

- Nhà văn muốn nói tới tác động dai dẳng, nặng nề, kiểu người Bê-li-cốp ám ảnh, đầu độc bầu không khí trong sạch, kìm hãm sự tiến bộ của xã hội nước Nga

=> Nhà văn Sê-khốp muốn thức tỉnh mọi người không thể sống một cuộc sống như vậy cả đời được

Câu 3 (Trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

   Ý nghĩa của hình tượng: "Người trong bao"

- Nghĩa đen: Nói đến vật dụng đựng có hình túi hoặc hình hộp, vật dụng quen dùng của nhân vật Bê-li-cốp

- Nghĩa bóng: Thể hiện cái lối sống tù túng, thu mình và tính cách quái dị của Bê-li-cốp

- Ý nghĩa biểu trưng: cái bao và Bê-li-cốp biểu trưng cho lối sống thu mình, ích kỉ, hèn nhát. Đây là giá trị phê phán mà nhà văn muốn gửi gắm vào truyện

- Nghĩa phổ quát: Nhà văn phản ánh tình cảnh của nước Nga lúc bấy giờ, cuộc sống của con người cũng là chiếc bao trói buộc tự do, khiến cho họ không thể thoát ra được

=> Tóm lại, hình tượng "Người trong bao" vừa có giá trị hiện thực, vừa có giá trị nghệ thuật cùng giá trị phê phán sâu sắc, cho thấy tài năng của Sê-khốp

Câu 4 (Trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

     Đặc sắc nghệ thuật

- Ngôi kể: ngôi thứ nhất (Pu-rơ-kin), tác giả giữ ngôi kể thứ ba có tác dụng làm tăng tính chân thật, tính khách quan cho câu chuyện được kể

- Giọng kể mỉa mai nhưng cũng chứa đựng nỗi trăn trở, sự bức bối của nhân vật

- Nghệ thuật đối lập giữa các kiểu người, các tính cách để làm nổi bật lên nhân vật chính. 

- Xây dựng hình tượng nhân vật có tính khái quát, kể về một con người nhưng lại nói lên hoàn cảnh chung, số phận chung của thời đại

- Hình tượng "cái bao" giàu ý nghĩa

Câu 5 (Trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

     Ý nghĩa thời sự của truyện “Người trong bao”

- Phê phán lối sống hèn nhát, cố chấp, bảo thủ vẫn tồn tại trong xã hội nước Nga lúc bấy giờ

- Gửi gắm con người cần phải thoát ra khỏi sự thu mình, ích kỉ để sống vui vẻ, chan hòa với mọi người.

Thông qua bài soạn Người trong bao của nhà văn Sê-khốp, Cunghocvui hy vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn. Chúc các bạn học tốt!

 

 

 

 

 

shoppe