Đăng ký

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận - Soạn văn lớp 12

1,076 từ Soạn bài

I. LUYỆN TẬP TRÊN LỚP

Bài tập 1

  Nhắc lại các thao tác lập luận dã học cùng những đặc trưng cơ bản của từng thao tác.

  Các thao tác lập luận đã học là chứng minh, giải thích, phân tích, so sánh, bác bỏ và bình luận.

  Đặc trưng cơ bản của từng thao tác:

  • Chứng minh là dùng dẫn chứng để làm cho người ta tin.
  • Giải thích là dùng lí lẽ để làm cho người ta biết.
  • Phân tích là tách nhỏ thành nhiều bộ phận, chi tiết để làm cho người  ta hiểu biết một cách cặn kẽ thấu đáo.
  •  So sánh làm cho người ta nhận rõ giá trị của sự vật, hiện tượng , tư tưởng khác.
  • Bác bỏ là nhằm phủ nhận. 
  • Bình luận là thuyết phục người khác nghe theo sự đánh giá và bàn bạc của người viết người nói.

Bài tập 2

Trong đoạn trích trên đây, tác giả đã vận dụng thao tác chứng minh là chủ yếu. Bằng thực tế lịch sử hơn 80 năm đô hộ nước ta tác giả chứng minh bọn thực dân Pháp đã phản bội chà đạp lên những thành tựu về tư tưởng và văn minh nhân loại: độc lập, tự do, bình đẳng như thế nào. 

Bài tập 3

Học sinh tự viết một bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến về một vấn đề đang đặt ra trong đời sống văn hóa - tinh thần của con người với yêu cầu phải vận dụng tổng hợp ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau.

Trước khi viết đọc kĩ gợi ý của sách giáo khoa.

II. LUYỆN TẬP Ở NHÀ

Bài tập 1

Học sinh có thể tìm các tác phẩm nghị luận, có thể ở ngay trong SGK Ngữ văn 12, 11..

Ví dụ: Bài Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh (Ngữ văn 11), Nguyễn Đình Chiểu - ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc của Phạm Văn Đồng (Ngữ văn 12).

Sau khi sưu tầm, học sinh đọc và nghiên cứu bài viết, chỉ ra các thao tác đã được vận dụng trong văn bản. Đánh giá sự thành công và nguyên nhân của những thành công đó.

Cũng có thể sưu tầm các bài nghiên cứu của tác giả khác.

Bài tập 2

Các ý chính:

-   Giới thiệu tác phẩm mới ra đời đang được công chúng quan tâm (muốn biết tác phẩm nào đang được quan tâm, nên theo dõi báo Văn nghệ, Văn nghệ trẻ...)

-  Tóm tắt nội dung tác phẩm đó (Tác phẩm viết về đề tài nào? Chủ đề? Đặc sắc nghệ thuật?)

-   Dư luận đang quan tâm đến vấn đề gì trong tác phẩm? Các ý kiến khác nhau?

Ví dụ: Với tác phẩm Chân dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa, có rất nhiều ý kiến trái ngược. Có người không đồng tình với Trần Đăng Khoa. Cho rằng tác giả đã làm thay đổi một cách không đúng những giá trị đã ổn định trong đời sống văn học. Cũng có người ủng hộ tác giả vì cho rằng, cần thay đổi cách nhìn, cách nghĩ đã quá sáo mòn trong phê bình văn học.

-  Nêu ý kiến của anh/ chị (Đồng tình hay phản đốì? Vì sao?)

-   Kết luận: Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề, hoặc phủ định những sai lầm trong quan niệm cần bác bỏ.