Soạn bài: Lựa chọn trật tự từ trong câu
Câu 1: Có thể thay đổi câu in đậm theo các cách sau:
- Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ.
- Cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất.
- Gõ đầu roi xuống đất, bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ thét.
- Bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét.
- Bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét.
- Thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất.
Câu 2: Tác giả lựa chọn trật tự như đoạn trích vì:
- Lặp lại từ "roi" ở đầu câu nhằm liên kết với câu trước.
- Từ "thét" cuối câu để liên kết với câu sau.
- Cụm từ "gõ đầu roi" ở đầu câu nhằm nhấn mạnh sự hung hãn của cai lệ.
Câu 3: So sánh hai cách viết sau:
- A! Con biết rồi! Không phải chè, cám mà! Cám nấu mà bu bảo là chè.
=> Thái độ trách móc, than vãn.
- A! Con biết rồi! Không phải chè, cám mà! Bu bảo cám là chè!
=> Chỉ thể hiện sự phát hiện mới.
Câu 1: Trật tự từ trong nững bộ phận in đậm dưới đây thể hiện điều gì?
a. Thể hiện thứ tự trước sau của các hành động: giật phắt, chạy ... chạy đến.
b. Thứ bậc cao thấp (cai lệ, người nhà lí trưởng tương ứng với roi song, tay thước và dây thừng).
Câu 2: Trong những cách đã cho, cách (a) gợi âm hưởng, tiết tấu, nhịp điệu hay hơn, và nhấn mạnh ý nghĩa của tre hơn.
Câu 3: Tác dụng của việc lựa chọn trật tự từ trong câu
- Nhấn mạnh đặc điểm của sự vật hiện tượng.
- Liên kết các câu lại với nhau.
- Đảm bào hài hào về mặt ngữ âm.
- Thể hiện thứ tự trước sau các sự việc ....
Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ trong những bộ phận câu và câu in đậm dưới đây:
a. Trật tự từ được sắp xếp theo thứ tự xuất hiện của các vị anh hùng trong lịch sử
b.
- Cụm từ Đẹp vô cùng được đặt lên trước hô ngữ Tổ quốc ta ơi để nhằm nhấn mạnh niềm vui trước sự rạng ngời, tươi đẹp của non sông sau ngày giải phóng.
- Trong khi đó, từ hò ô được đảo lên trước tiếng hát để hiệp vần với từ sông Lô trước đó nhằm tạo ra âm hưởng kéo dài, gợi ra sự mênh mông của sông nước. Đồng thời cũng giúp cho từ tiếng hát hiệp vần với câu thơ trước (ngào ngạt). Trật tự từ được sắp xếp như vậy là nhằm đảm bảo sự hài hoà về âm điệu cho thơ.
c. Cụm từ Mật thám và đội con gái được lặp lại là để liên kết với câu trước.