Soạn bài: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Bố cục:
- Phần 1 (11 câu đầu) : Lời ru khi mẹ giã gạo.
- Phần 2 (11 câu tiếp) : Lời ru khi lao động sản xuất.
- Phần 3 (12 câu cuối) : Lời ru khi mẹ cùng dân làng tham gia chiến đấu.
Câu 1 (trang 154 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Tác dụng cách lặp, cách ngắt nhịp :
- Tạo nhịp điệu dìu dặt, tha thiết, tạo tiết tấu nhẹ nhàng như lời hát ru.
- Thể hiện tình mẹ con thắm thiết, nhất là tình cảm của người mẹ cho con.
Câu 2 (trang 154 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Hình ảnh người mẹ Tà-ôi :
- Người mẹ tảo tần, lam lũ : những công việc quen thuộc hằng ngày (giã gạo, địu con, trỉa bắp) với bao vất vả, lo toan.
- Người mẹ kháng chiến : tham gia kháng chiến, tình cảm của người mẹ không chỉ dành cho A-kay mà còn dành cho anh bộ đội, cho làng, cho đất nước.
Câu 3 (trang 154 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Mặt trời của bắp : là mặt trời của thiên nhiên vĩnh hằng, đem lại ánh sáng và sự sống cho muôn loài.
- Mặt trời của mẹ : là em cu Tai, là niềm hạnh phúc của mẹ.
→ Đứa con bé bỏng chính là nguồn năng lượng, sự sống không thể thiếu của đời mẹ.
Câu 4 (trang 154 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Tình cảm của người mẹ với con : đằm thắm lớn lao. Mẹ yêu con, mong con khôn lớn trưởng thành, mong con được sống trong hòa bình.
- Lời ru với công việc của mẹ : theo sự trưởng thành khôn lớn của con và khát khao cho con được tự do.
+ Mẹ giã gạo : Mẹ mơ con sau này lớn lên sẽ “vung chày lún sân”.
+ Mẹ trỉa bắp trên nương : mong ước mai sau có thể phát nương cho mẹ.
+ Mẹ chiến đấu : Em cu Tai cũng vào Trường Sơn theo mẹ, “Em mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ”, mơ cho đất nước thống nhất.
Câu 5 (trang 155 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Tình yêu thương con của người mẹ gắn liền với tình thương anh bộ đội, buôn làng và cao hơn nữa là tình yêu quê hương đất nước.
- Ta thấy được tình yêu thương con dạt dào, nồng thắm, lòng yêu nước sâu sắc, ý chí chiến đấu mãnh liệt của những bà mẹ Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
(trang 155 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Nhận xét về ý nghĩa ...
Ý nghĩa yếu tố miêu tả : thể hiện tâm hồn trong sáng của người mẹ Tà-ôi, phong cách của đồng bào miền núi, tăng thêm tính chân thực sâu lắng của nhân vật trữ tình.