Soạn bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn
Soạn bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn
Bài viết hôm nay Cunghocvui xin giới thiệu với các bạn về bài soạn văn Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn!
I. Nội dung tác phẩm
Câu 1: Hãy nêu chân dung của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn?
a. Phẩm chất của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn:
– Đoạn “Tháng 6 ngày 24, sao sa Hưng Đạo Đại Vương ốm”.
+ Đó là cách ghi chép theo trình tự thời gian năm tháng- một trong những đặc điểm hàng đầu của thể loại sử biên niên.
+ Mối quan hệ giữa hai sự việc: thiên nhiên (sao sa) và con người (Hưng Đạo Vương ốm nặng, sắp qua đời).
– Đó là con người có lòng lòng trung quân ái quốc. Trước khi mất, còn hiến kế cho vua Trần về kế sách giữ nước.
– Tác giả mở đầu như vậy để tạo sự hấp dẫn của lời kể buộc người đọc phải tiếp tục tìm hiểu xem nhân vật là người như thế nào mà lại có đoạn kết thúc tình cảm chân thành và sâu sắc đến như vậy.
* Ngược thời gian tác giả kể 3 câu chuyện khác nhau liên quan đến Trần Quốc Tuấn.
– Đối với lời cha dặn, Trần Quốc Tuấn đã có suy nghĩ riêng của mình, “ông để điều đó ở trong lòng nhưng không cho là phải”, ông đã đặt quyền lợi của đất nước, triều đình lên trên quyền lợi của gia đình, của cá nhân.
– Trong câu chuyện với Dã Tượng, Yết Kiêu mang tính chất đi tìm phép thử, kiểm chứng một thái độ ứng xử ta thấy: nhân cách cao thượng và tấm lòng trung nghĩa, thẳng thắn của hai người nô bộc trung thành hết mình về chủ và khẳng định tư tưởng của Trần Quốc Tuấn là đúng nên đã tìm được sự đồng cảm của mọi người. Chi tiết ông cảm động đến khóc, khi nghe lời giãi bày của gia nô là một chi tiết đắt giá cho thấy nhân cách cao cả của Trần Quốc Tuấn .
– Trước lời nói của hai con.
+ Trước lời nói Quốc Tảng: ông nổi giận rút gươm định trị tội và sau này không muốn Quốc Tảng nhìn mặt ông lần cuối.
=> Trần Quốc Tuấn là người trung nghĩa với dân, với nước, không mảy may tư lợi. Ông cũng là người có tình cảm chân thành, nồng nhiệt, thẳng thắn và rất nghiêm trong giáo dục con cái.
– Tác dụng của lối kể này là tập trung làm rõ ý định tư tưởng của người viết một cách giản dị , thuyết phục mà hấp dẫn không phải bằng những lời nhận xét suông mà bằng những bằng cứ cụ thể trong cuộc đời nhân vật, trên những khía cạnh khác nhau.
– Khi mất được nhà vua truy tặng tước lớn. Nhưng Trần Quốc Tuấn lại là người khiêm tốn, giản dị, luôn kính cẩn giữ lễ vua tôi.
– Ông không chỉ là văn võ song toàn mà còn là chỗ dựa tinh thần cho hai vua lúc vận nước lâm nguy. Câu nói khẳng khái của ông gợi nhớ đến câu nói của TTĐ trước đó : “ Đầu tôi chưa rơi xin bệ hạ đừng lo”!
– Tiến cử được nhiều người tài trong nghiệp bình Nguyên và xây dựng triều nhà Trần.
– Không chỉ người trong nước kính yêu mà danh vọng và tài lược của Trần Quốc Tuấn khiến kẻ thù khiếp sợ.
– Là tác giả soạn những sách huấn luyện quân sự, khích lệ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ.
– Lo lắng sâu xa cả việc sau khi chết.
=> Hình ảnh Hưng Đạo Vương đã được thần thánh hoá trong tâm thức dân gian. Ông trở thành đức thánh Trần linh thiêng. Có thể phù hộ cho công cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước của con cháu đời sau.
- Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý
- Soạn bài: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
Câu 2: Nêu những nghệ thuật đặc sắc của bài viết?
– Nhân vật Trần Quốc Tuấn được xây dựng trong nhiều mối quan hệ và đặt trong tình huống có thử thách (tình huống đối lập giữa trung, hiếu; tình huống giặc mạnh kéo sang, nhà vua thử lòng”. Càng làm nôỉ bật phẩm cách của ông ở nhiều phương diện.
+ Đối với nước: “Sẵn sàng quên thân” Bệ hạ chém…
+ Đối với vua: hết lòng hết dạ.
+ Đối với dân: quan tâm lo lắng (khi ông nhắc vua “khoan … dân”; khi chết phù hộ dân.
+ Đối với tướng sĩ: tận tâm dạy bảo.
+ Đối với con cái: nghiêm khắc giáo dục.
=> Là người toàn tài, toàn đức.
Câu 3: Nêu nghệ thuật tả nhân vật?
– Kể về nhân vật lịch sử theo trình tự thời gian.
+ Thứ 6 ngày 24 sao sa.
+ Ngược dòng thời gian kể về Trần Quốc Tuấn “Quốc Tuấn là con An Sinh Vương.. viếng”.
+ Trở về với sự kiện đang xẩy ra “Mùa thu, tháng 8 …. Đại Vương”.
+ Sau thông tin trên, tác giả nhắc lại công lao và đức độ của Trần Quốc Tuấn.
+ Ngoài ra, tác giả xen những lời phẩm bình ngắn gọn “ Ông kính cẩn… đấy”;” thế là…đó”; “Ông lo nghĩ …đấy”; “Ông lại …giỏi”.
-> Nghệ thuật kể chuyện điêu luyện và đạt hiệu quả cao.
II. Tổng kết
– Nội dung: đoạn trích thể hiện được phẩm chất anh hùng trung quân ái quốc của Trần Quốc Tuấn từ việc nước đến việc nhà ông đều là một người gương mẫu
– Nghệ thuật:kể chuyện cô đọng, ngắn gọn, nhân vật mang màu sắc huyền thoại, khắc họa nhân vật sống động.
Trên đây là toàn bộ kiến thức mà Cunghocvui muốn chia sẻ về bài soạn Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn!