Đăng ký

Soạn bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

1,558 từ Soạn bài

KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI 

1. Ngôn ngữ nói: là ngôn ngữ âm thanh, là lời nói trong giao tiếp. Người nói và người nghe trực tiếp trao đổi với nhau, vì vậy họ có thể đổi vai (nói - nghe, nghe - nói) cho nên trong giao tiếp có thể sửa đổi. Người nói ít có điều kiện gọt giũa, người nghe ít có điều kiện suy ngẫm, phân tích.

2. Những đặc điểm chính của ngôn ngữ nói

a. Rất đa dạng về ngữ điệu (ví dụ) có thể cao, thấp, nhanh, chậm, mạnh, yếu, liên tục hay ngắt quãng. Rõ ràng ngữ điệu là yếu tố quan trọng góp phần bộc lộ bổ sung thông tin.

b. Phối hợp giữa âm thanh và cử chỉ, dáng điệu

c. Từ ngữ sử dụng trong ngôn ngữ nói khá đa dạng.

- Từ địa phương

- Khẩu ngữ

- Tiếng lóng

- Biệt ngữ

d. Câu có khi rườm rà, trùng lặp về từ ngữ vì không có thời gian gọt giũa, vì đây là giao tiếp tức thời.

3. Phân biệt nói và đọc (thành tiếng) một văn bản

- Giống nhau: cùng phát ra âm thanh.

- Khác: đọc lệ thuộc vào văn bản đến từng dấu ngắt câu. Trong khi đó người nói phải tận dụng ngữ điệu cử chỉ để diễn cảm.

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ VIẾT

1. Ngôn ngữ viết được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác

- Người viết và người đọc phải biết các kí hiệu chữ viết, các quy tắc, các quy tắc chính tả, các quy tắc tổ chức văn bản.

- Khi viết phải suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa nên người đọc phải đọc đi đọc lại, phân tích nghiền ngẫm để lĩnh hội.

- Ngôn ngữ viết đến với đông đảo bạn đọc trong không gian và thời gian lâu dài.

- Ngôn ngữ viết không có yếu tố ngữ điệu, cử chỉ nhưng có sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu.

2. Từ ngữ phong phú nên khi viết có điều kiện được lựa chọn thay thế

- Tùy thuộc vào phong cách ngôn ngữ mà sử dụng từ ngữ.

- Không dùng các từ mang tính khẩu ngữ, địa phương, thổ ngữ.

- Được sử dụng câu dài ngắn khác nhau tùy thuộc ý định.

3. Trong thực tế có hai trường hợp sử dụng ngôn ngữ

- Một là ngôn ngữ nói được lưu bằng chữ viết (đối thoại của các nhân vật trong truyện, ghi lại các cuộc phỏng vấn tọa đàm, ghi lại cuộc nói chuyện...) văn bản viết nhằm thể hiện ngôn ngữ nói trong những biểu hiện sinh động, cụ thể, khai thác ưu thế của nó.

- Hai là ngôn ngữ viết trong văn bản được trình bày bằng lòi nói miệng thuyết trình trước tập thể, hội nghị bằng văn bản, báo cáo...) Lòi nói đã tận dụng được ưu thế của văn bản viết (suy ngẫm, lựa chọn, sắp xếp...), đồng thời vẫn phối hợp các yếu tố hỗ trợ trong ngôn ngữ nói (cử chỉ, nét mặt, ngữ điệu).

- Ngoài hai trường hợp này cần tránh sự lẫn lộn giữa hai loại ngôn ngữ. Tức là tránh dùng những yếu tô' đặc thù của ngôn ngữ nói trong ngôn ngữ viết và ngược lại.

III. LUYỆN TẬP

Câu 1. Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết trong đoan trích (SGK tr.88).

Trả lời:

- Về từ ngữ: Sử dụng một hệ thống các thuật ngữ của ngành ngôn ngữ học: vốn chữ, từ vựng, ngữ pháp, phong cách, thể văn,...

- Về câu: câu viết rõ ràng, trong sáng (tách dòng sau mỗi câu để trình bày rõ từng luận điểm, dùng các từ ngữ chỉ thứ tự trình bày để đánh dấu các luận điểm).

- Về dấu câu: dùng chính xác, đúng chỗ làm cho câu văn rõ nghĩa.

- Có phần giải thích rõ ràng (nằm trong ngoặc, thể hiện rõ dụng ý của người viết về việc lựa chọn và thay thế các từ là thuật ngữ.

Câu 2. Phân tích đặc của điểm ngôn ngữ nói trong đoạn trích (SGK tr.88)

Trả lời:

- Sự đổi vai người nói và người nghe, sự chuyển lượt lời.

- Sự phối hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ: cười như nắc nẻ, cong cớn, vuốt mồ hôi trên mặt cười,...

- Dùng nhiều khẩu ngữ: kìa, có... thì, có khối ... đấy, này, nhà tôi ơi,..

- Nhiều câu tỉnh lược chủ ngữ, câu cảm thán, câu cầu khiến,...

Câu 3. Phân tích lỗi và sửa lai các câu dưới dây cho phù hợp với ngôn ngữ viết (SGK, tr. 89)

Trả lời:

   Câu a. Trong thơ ca Việt Nam thì đã có nhiều bức tranh mùa thu đẹp hết ý

- Lỗi: nhầm phong cách ngôn ngữ nói vói phong cách ngôn ngữ viết. Cụ thể: xem xét lại các từ thì, đã hết ý trong câu (dư thừa và không đúng phong cách).

- Có thể chữa lại là: Trong thơ ca Việt Nam có nhiều bức tranh mùa thu rất đẹp.

   Câu b. Còn máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai vông lên đến mức vô tội vạ.

- Lỗi: Thừa các từ "như", "thì"; sai phong cách các từ ngữ: "khai vống lên", "vô tội vạ".

- Có thể sửa lại là: Máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai tăng lên mà không có căn cứ nào.

  Câu c. Cá, rùa, ba ba, ếch nhái, chim ở gần nước thì như cò, vạc, vịt, ngỗng... thì cá, ốc, tôm, cua... chúng chẳng chừa ai sất.

- Lỗi: sai cả về từ ngữ lẫn diễn đạt.

- Có thể sửa lại là: Chúng chẳng chừa thứ gì: từ ca, rùa, ba ba, ếch nhái, ốc, tôm cua đến những loài chim ở gần nước như cò, vạc, vịt, ngỗng,...