Soạn bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết - Văn 10
Với bài Đặc điểm chung của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, Cunghocvui.com xin gửi đến các bạn bài soạn Đặc điểm chung của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết đầy đủ nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
I. Lí thuyết
Hệ thống lí thuyết về những đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết được tổng hợp qua bảng sau đây:
Xem thêm Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)
1. Đặc điểm của ngôn ngữ nói
a) Khái niệm
Ngôn ngữ nói: là ngôn ngữ được thể hiện bằng âm thanh, là lời nói trong giao tiếp. Ngôn ngữ nói là sự trao đổi giữa hai hoặc nhiều đối tượng giao tiếp, vì vậy họ có thể đổi vai luân phiên cho nhau (nghe -> nói, nói -> nghe) cho nên trong hoạt động giao tiếp có thể sửa đổi. Tuy nhiên, người nói không thể trau chuốt ngôn từ như khi viết, người nghe cũng chưa thể suy ngẫm lâu.
b) Đặc điểm
- Sự đa dạng về ngữ điệu: lên, xuống, cao giọng, hạ giọng. Lúc ngắt, nghỉ, thể hiện cảm xúc của người nói
- Có sự phối hợp giữa lời nói và hành động, khiến cho ngôn ngữ nói vô cùng sinh động, hấp dẫn
- Các từ ngữ được sử dụng vô cùng đa dạng: khẩu ngữ, biệt ngữ, tiếng lóng, từ địa phương…
- Cách nói có thể loanh quanh, trùng lặp từ khi nói chứ không trau chuốt, tỉ mỉ như ngôn ngữ viết.
Cách phân biệt giữa ngôn ngữ nói và khi đọc thành tiếng 1 văn bản đó là khi đọc thành tiếng một văn bản thì ta cần phải đọc chính xác, ngắt nghỉ đúng dấu câu. Còn khi nói thì người nói có thể thoải mái nói những gì mình nghĩ mà không cần văn bản sẵn, ngoài ra còn có thể bộc lộ cảm xúc riêng của mình
2. Đặc điểm của ngôn ngữ viết
a) Ngôn ngữ viết được thể hiện bằng từ ngữ và tiếp nhận bằng thị giác
- Người viết và người đọc phải hiểu rõ về hệ thống các ngôn ngữ kí hiệu bằng chữ viết, các quy tắc chính tả và các quy tắc tổ chức văn bản như ngắt nghỉ, dấu chấm câu…
- Khi viết một văn bản hay một tác phẩm thì người viết sẽ phải suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa những từ ngữ sao cho phù hợp và biểu đạt được nội dung một cách trọn vẹn nhất. Nên người viết phải đọc đi đọc lại, sửa chữa sao cho người đọc có thể hiểu và cảm nhận được
- Ngôn ngữ viết đến với đông đảo bạn đọc, tồn tại trong không gian và thời gian lâu dài.
- Ngôn ngữ viết không có yếu tố ngữ điệu, cử chỉ và sự bày tỏ cảm xúc trực tiếp như ngôn ngữ nói nhưng lại có sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu và vốn từ vựng phong phú để sửa đổi.
b) Có thể thay thế việc sử dụng từ ngữ
- Tùy thuộc vào phong cách của văn bản mà sử dụng từ ngữ phù hợp
- Có thể thay thế từ ngữ trong khi viết, còn khi nói thì người nói ra không thể sửa lại được
II. Luyện tập
Bài 1 (Trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Đặc điểm ngôn ngữ trong đoạn trích Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt:
- Về từ ngữ: sử dụng nhiều từ ngữ thuộc chuyên ngành ngôn ngữ: vốn chữ, ngữ pháp, thể văn, phong cách…
- Về câu: phải viết rõ ràng, trong sáng, các luận điểm, luận cứ được trình bày mạch lạc, logic
- Dấu câu: ngắt nghỉ đúng chỗ, câu văn đúng nghĩa
- Phần chú thích cung cấp thêm thông tin cho người viết những gì được nhắc đến trong bài
Bài 2 (Trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Đặc điểm ngôn ngữ trong đoạn trích Vợ nhặt:
- Sử dụng ngôn ngữ là lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân: mấy, có khối, nói khoác, sợ gì, cười tít, đằng ấy…
- Miêu tả cử chỉ điệu bộ kèm theo lời nói của nhân vật: đẩy vai, cười (nắc nẻ), cong cớn, ngoái cổ, ton ton chạy… làm nổi bật lên các nét tính cách của các nhân vật trong đoạn trích
- Nhà văn sử dụng những từ hô, gọi: kìa, này, nhà tôi ơi, đằng ấy…
- Ngoài ra còn có những động từ tình thái như: có khối… đấy, sợ gì…
Nhà văn để cho các nhân vật thay nhau nói một cách lần lượt
Bài 3 (Trang 89 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
a, Bỏ từ “Trong”
b, Thay từ “vống” bằng từ “cao hơn”, thay từ “vô tội vạ” bằng từ “tùy tiện”
c, Thay cụm từ “chúng chẳng chừa ai sất” bằng cụm “chúng đều bị khai thác hết”
Thông qua bài soạn Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Cunghocvui hy vọng các bạn học sinh sẽ nắm được bài học này một cách tốt nhất! Chúc các bạn đạt được kết quả cao trong học tập!