Đăng ký

Soạn bài: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ - Siêu ngắn)

1,057 từ Soạn bài

Câu 1 (trang 60 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

Việc làm của Ngô Tử Văn mang nhiều ý nghĩa:

- Thể hiện sự khẳng khái, chính trực và dũng cảm muốn trừ hại cho dân.

- Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn tên giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ Thổ thần người Việt, người từng có công giúp Lí Nam Đế chống ngoại xâm.

- Câu (a) chỉ đúng một phần vì Ngô Tử Văn chỉ đả phá sự ngu tín của nhân dân khi họ tin vào cả thần ác, thần bất chính chứ không đả phá tập tục thờ thần linh nói chung.

- Câu (c) hoàn tào sai vì Tử Văn không đốt đền một cách vô căn cứ.

⇒Đáp án xác đáng nhất là sự kết hợp của hai phương án (b) và (d).

Câu 2 (trang 60 - 61 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

Ý nghĩa chi tiết Diêm Vương xử kiện ở âm phủ được thể hiện qua tất cả 4 ý: (a), (b), (c), (d).

Câu 3 (trang 61 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

Chi tiết Ngô Tử Văn được nhậm chức phán sự ở đền Tản Viên có ý nghĩa sau:

- Là một sự thưởng công xứng đáng, có ý nghĩa nêu gương cho người sau.

- Khích lệ mọi người dũng cảm đấu tranh chống cái ác, bảo vệ công lí.

Câu 4 (trang 61 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc và hấp dẫn của Nguyễn Dữ:

- Sự kết hợp thành công bút pháp hiện thực và bút pháp kì ảo.

- Kết cấu truyện giàu kịch tính với những chi tiết lôi cuốn:

   + Câu chuyện được mở đầu bằng chi tiết Tử Văn châm lửa đốt đền. Chi tiết này đã gây sự chú ý của người đọc và dự báo diễn biến câu chuyện. ⇒ Cách mở đầu hấp dẫn, gây tò mò.

   + Câu chuyện thắt nút và nối tiếp sau đó là những xung đột cứ dần căng thẳng và đẩy lên cao trào.

   + Câu chuyện được mở nút khi sự thật được phơi bày, tên hùng thần phải đền tội, người lương thiện, dũng cảm được sống lại và được đền đáp.

Câu 5 (trang 61 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

Chủ đề của truyện:

- Đề cao tinh thần trượng nghĩa, dám đấu tranh vạch mặt cái xấu và dũng cảm trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn.

- Thể hiện niềm tin ở lẽ phải, công lí, thiện thắng ác, chính thắng tà.

Câu 1 (trang 61 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

Với yêu cầu viết đoạn kết của truyện, các em có thể đồng tình hay không đồng tình với kết thúc như đã có và đưa ra một cách kết thúc khác. Điều quan trọng là có thể giải thích một cách hợp lí và thuyết phục về ý kiến của mình.

Câu 2 (trang 61 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

Ngô Tử Văn tên Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang tính tình khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà không chịu được. Trong làng có 1 ngôi đền thiêng nhưng cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, tên Bách hộ họ Thôi là tên tướng giặc bại trận chết ở đó rồi làm yêu làm quái trong dân gian. Tử Văn tức giận đốt đền làm tướng giặc mất nơi nương náu bèn hiện trong mơ đe doạ nhưng Tử Văn không sợ. Chiều tối có 1 người tự xưng là thổ công đến kể về việc bị cướp đền, tạm lánh ở đền Tản Viên và bày cho chàng cách ứng xử khi bị bắt xuông Minh ti. Đến đêm, Tử Văn bị quỷ sứ bắt đi. Chàng cứng cỏi vượt qua những áp lực, cản trở để làm rõ trắng đen và nỗ lực của chàng đã làm Diêm Vương sinh nghi cho người đến đền Tản Viên chứng thực. Đúng như lời Tử Văn nói nên Diêm Vương đã xử tội tướng giặc và cho Tử Văn sống lại. Thổ Công cảm kích, hiện về mời Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên. Chàng vui vẻ nhận lời rồi thu xếp việc nhà sau đó không bệnh mà mất.

shoppe