Soạn bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten - Ngắn gọn nhất
Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten (Trích)
Câu 1:
- Bố cục bài nghị luận: gồm 2 phần
+ Phần một (từ đầu đến “tốt bụng như thế”): hình tượng con cừu trong thơ của La Phông-ten.
+ Phần hai (còn lại): hình tượng con chó sói trong thơ La Phông-ten.
- Sự giống nhau trong biện pháp lập luận giữa hai phần: Để làm nổi bật hình tượng hai con vật (cừu và chó sói) trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten, tác giả đều lập luận bằng cách dẫn ra những lời viết về hai con vật ấy của Buy –phông để so sánh.
- Cách triển khai khác nhau trong lập luận: “Bài nghị luận Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten vận dụng thành công thủ pháp nghệ thuật so sánh. Hai phần của bài viết như hai vế của một thế đối sánh tương phản: cừu – sói.
Câu 2:
- Nhận xét của nhà khoa học Buy-phông về loài cừu và chó sói: bằng con mắt của nhà khoa học, một cách khách quan, theo đúng bản chất của sự vật hiện tượng.
- Lí do:
+ Tình mẫu tử là tình cảm chung của các loài.
+ Sự bất hạnh của chó sói không phải là đặc tính chung của chúng.
+ Buy-phông là một nhà khoa học, ông nhìn nhận sự vật thiên về tư duy khoa học, dựa trên tập tính của từng loài vật, trong đời sống thực tế.
Câu 3:
- La Phông-ten nhìn theo cách nhìn của một người nghệ sĩ, theo quan điểm thẩm mĩ nhân văn của nghệ thuật.
- Khía cạnh chân thực của loài vật: Để xây dựng hình tượng con cừu, nhà thơ La Phông-ten đã dựa trên đặc điểm vốn có của loài vật này.
- Khía cạnh sáng tạo của nhà thơ: nhà thơ đã nhân cách hóa con cừu làm cho nó cũng biết nói năng và suy nghĩ như con người và đặc biệt rất nhanh nhạy trong đối đáp.
Câu 4:
- Chó sói – bi kịch của sự độc ác
- Chó sói – hài kịch của sự ngu ngốc
Click vào Bài tiếp theo > để xem bài soạn đầy đủ
>> Soạn bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông - ten Ngắn nhất