Đăng ký

Soạn bài: Các phương châm hội thoại (tiếp theo - Siêu ngắn)

547 từ Soạn bài

- Nhân vật chàng rể có tuân thủ phương châm lịch sự

- Vì anh chàng đã thể hiện sự quan tâm đối với người khác. Nhưng sự quan tâm này được đặt không đúng hoàn cảnh

- Khi giao tiếp không chỉ tuân thủ các phương châm hội thoại mà còn phải sử dụng sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp

1, Chỉ có tình huống về “Người ăn xin” trong phương châm lịch sự là tuân thủ phương châm hội thoại còn các tình huống khác đều vi phạm phương châm hội thoại.

2, - Câu trả lời của Ba không đáp ứng câu hỏi của An

   - Phương châm về lượng không được tuân thủ

   - Vì Ba không biết chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo vào năm nào nên không thể trả lời cụ thể năm bao nhiêu

3, - Có thể vi phạm phương châm về chất

   - Vì để động viên an ủi bệnh nhân, tránh trường hợp bệnh nhân khó có thể tiếp nhận bệnh của mình

   - Khi nhận xét về hình dáng tuổi tác của người khác. Khi đánh giá về năng lực của người khác.

4. - Nếu xét về mặt câu chữ thì câu nói trên vi phạm phương châm về lượng

   - Xét về mặt ý nghĩa thì cách nói này tuân thủ phương châm về lượng

   - Ý nghĩa câu nói: Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống chứ không phải mục đích sống

Câu 1 (trang 38 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):- Câu trả lời của ông bố vi phạm phương châm cách thức

   - Vì đứa trẻ 5 tuổi vẫn chưa biết đọc nên nó không biết đấy là cuốn sách nào . Cách nói của người bố là mơ hồ, viển vông

Câu 2 (trang 38 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): -Thái độ của Chân, Tay, Tai, Mắt đã vi phạm phương châm lịch sự

   - Việc không tuân thủ phương châm ấy là vô lí vì đến nhà người khác phải chào hòi, đằng này không chào hỏi lại sử dụng những từ ngữ thiếu tôn trọng lão Miệng.

shoppe