Soạn bài Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm - Văn 9
Với bài Bàn về đọc sách của tác giả Chu Quang Tiềm, Cunghocvui xin gửi đến các bạn bài soạn Bàn về đọc sách đầy đủ nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm Hoàn cảnh sáng tác và dàn ý phân tích Bàn về đọc sách
Cảm nhận về tác phẩm Bàn về đọc sách
Bố cục:
Văn bản có thể được chia thành ba phần như sau:
Phần 1: Từ đầu....thế giới mới
Nội dung: Tầm quan trọng và ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách.
Phần 2: Tiếp theo....tự tiêu hao lực lượng
Nội dung: Chỉ ra những nguy hại cùng những khó khăn khi đọc sách
Phần 3: Còn lại
Nội dung: Bàn về phương pháp đọc sách hiệu quả.
Câu 1 (Trang 6 SGK Ngữ văn 9 tập 2)
Vấn đề nghị luận của văn bản Bàn về đọc sách:
- Cho thấy sự cần thiết của việc đọc sách
- Đưa ra các phương pháp để đọc sách hiệu quả
Các luận điểm được tác giả triển khai khi nói về ý nghĩa của việc đọc sách và các phương pháp đọc sách là:
- Luận điểm 1: Khẳng định tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của việc đọc sách
- Luận điểm 2: Chỉ ra những khó khăn, những nguy hại trong việc đọc sách ở thời buổi hiện nay
- Luận điểm 3: Cách để lựa chọn được cuốn sách cần đọc và nêu ra những phương pháp giúp đọc sách được hiệu quả
Câu 2 (Trang 6 SGK Ngữ văn 9 tập 2)
Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, ta thấy sách có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc sống của con người nói riêng và xã hội nói chung. Cụ thể là: sách giúp chúng ta ghi chép, lưu truyền mọi tri thức, thành tựu, sách chính là những cột mốc trên con đường phát triển học thuật.
Ý nghĩa của việc đọc sách:
- Tiếp thu được những tinh hoa văn hóa của nhân loại, học hỏi được những kiến thức, những kinh nghiệm thông qua những tác giả, tác phẩm
- Nâng cao vốn tri thức hiện có, mở mang được một chân trời mới
- Giúp cho con người phát triển, không bị tụt hậu so với thời đại
- Sách là tài sản chung của con người, có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với mỗi cá nhân nói riêng và với cả xã hội nói chung
- Sách là hành trang để chúng ta có thể chinh phục con đường học vấn và tiến xa hơn trên thế giới
Câu 3 (Trang 6 SGK Ngữ văn 9 tập 2)
Để tích lũy và tiếp thu được kiến thức, chúng ta cần phải biết chọn lọc sách khi đọc sao cho thật hiệu quả. Bởi lẽ, kho tàng sách là vô cùng khổng lồ, quá nhiều sách cũng có những nguy hại
Sách nhiều khiến cho người ta đọc một cách tràn lan, không chuyên sâu, không nghiền ngẫm kĩ nội dung của sách. Sách nhiều khiến cho chúng ta khó lựa chọn, dễ bị lạc hướng và dẫn đến lãng phí thời gian.
Cách lựa chọn sách mà Chu Quang Tiềm đưa ra:
- Nên đọc những cuốn sách thực sự có giá trị thay vì đọc tràn lan, sách nào cũng đọc
- Nên chọn lọc những loại sách đúng với chuyên môn và chuyên ngành cần tìm hiểu.
- Khi đọc chuyên sâu thì không nên xem thường những loại sách thường thức, gần gũi với chuyên môn của mình
Câu 4 (Trang 6 SGK Ngữ văn 9 tập 2)
Lời bàn của tác giả về phương pháp đọc sách:
- Không nên đọc lướt qua, phải vừa đọc vừa suy ngẫm, đặc biệt là với những cuốn sách có giá trị.
- Không nên tham đọc quá nhiều hay đọc sách một cách tràn lan
- Phải đọc sách một cách có hệ thống, có kế hoạch, không nên quyển nào cũng đọc, sách nào cũng mua
- Có thể coi việc đọc sách như là một sự rèn luyện, luyện tập
=> Cách bàn luận của tác giả vô cùng sâu sắc, lời văn trau chuốt, từ ngữ dễ hiểu, luận điểm dễ nắm bắt và tiếp thu.
Câu 5 (Trang 6 SGK Ngữ văn 9 tập 2)
Những yếu tố làm nên thành công và sức thuyết phục cho bài Bàn về đọc sách là:
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên
- Cách viết giàu hình ảnh ví von, thú vị.
- Trình bày khoa học, có luận điểm rõ ràng
- Những nhận xét, ý kiến đều có tính đúng đắn, thấu tình đạt lí, tạo được ấn tượng và sức hấp dẫn, thuyết phục đối với người đọc.
Thông qua phần soạn bài Bàn về đọc sách, Cunghocvui hy vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn. Chúc các bạn học tốt!