Cảm nghĩ của em về bài Bàn về việc đọc sách Ngữ văn 9
Bài Bàn về đọc sách của học giả Chu Quang Tiềm, văn bản này in trong cuốn Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách. Hãy Cunghocvui.com tìm hiểu về bài Bàn về việc đọc sách
Bàn về việc đọc sách
I. Không biết sách ra đời từ bao giờ, nhưng vị trí của nó trong đời sống xã hội ngày càng quan trọng đối với mỗi người, đối với mỗi quốc gia. Nó vừa là chứng cứ lịch sử, vừa là nền tảng văn hóa của một dân tộc, của nhân loại vì sách vở ghi chép lại những phát triển, những phát minh, những suy tưởng, ... của mỗi thế hệ con người. Bằng phép diễn dịch, Chu Quang Tiềm - nhà mỹ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc đã bàn về giá trị của sách và việc đọc sách ngay đoạn đầu bài văn
Bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách
II. Đoạn đầu của bài văn nhằm trả lời hai câu hỏi nhỏ: Sách là gì? Tại sao lại cần có sách? Chu Quang Tiềm đã định nghĩa khá rõ ràng và dễ hiểu rằng "Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói dó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại". Con đường học vấn mà chúng ta đã đi qua từ lớp 1 đến lớp 9 đã giải thích và chứng minh cho định nghĩa này. Từ toán số học, đại số, hình học, ... đến vật lí, hóa học; từ lịch sử, địa lí,... đến thơ văn, nhạc, họa đều là "di sản tỉnh thần nhân loại" đã đạt trong quá khứ được gìn giữ cho đến ngày hôm nay. Riêng trong chương trình Ngữ văn lớp 9, những tác phẩm như Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ, Truyện Kiều của Nguyễn Du, ... đến Đồng chí của Chính Hữu, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng,... đều "là những cột mốc trên con đường tiên hóa học thuật" (thít văn) của người Việt Nam, của nhân loại. Những chứng minh cho câu hỏi “sách là gì?” cũng mang nội dung "phải lấy thành quả nhân loại trong quá khứ làm điểm xuất phát". Tác giả còn nêu giả định, "Nếu xóa bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được", xóa bỏ hết sách vở ghi chép thì "dù có tiến lên thì cũng chỉ là đi giật lùi". Chính vì sách giữ vai trò quan trọng, quý giá đến như vậy nên lịch sử đã phê phán gay gắt hành động chôn sống tri thức và đốt sách của Tần Thủy Hoàng ở đất Trung Hoa, và việc tịch thu sách vở trong cuộc chiến xâm lược Đại Việt của quân nhà Minh. Nó là một tội ác hủy diệt tinh thần, tư tưởng của một dân tộc trong cộng đồng nhân loại. Soạn bài bàn về đọc sách
Phần còn lại của bài văn, Chu Quang Tiềm bàn sâu vào việc đọc sách, chủ yếu phân tích cái khó của việc chọn lựa sách, và phương pháp đọc để đạt được hiệu quả trên con đường học vấn.
về cái khó của việc chọn lựa sách đọc, tác giâ đã dùng phép so sánh đối chiếu số lượng sách xuất hiện đời xưa và đời nay. Càng về sau “di sản tinh thần nhân loại càng phong phú, sách vở tích lũy càng nhiều" đã tạo điều khó cho người đọc. “Một là, sách nhiều khiến người ta không huyên sâu". Đúng như vậy, vì sách quá nhiều nên người ta chỉ đọc vội vàng cả về đề tài lẫn thể loại. Cái khó thứ hai là “sách nhiều dễ khiến người ta đọc lạc hướng". Tâm lí của người mê sách là muốn có nhiều sách rong tủ sách gia đình, không chọn lựa đề tài, nội dung đúng với sở thích nghiên cứu của mình. Trong đoạn văn này có những câu viết lạc qua phương pháp đọc sách, nhưng bù lại tác giả lại có những câu so sánh khá linh động: “Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận, cần phải đánh vào hành trì kiên cố... Mục tiêu quá nhiều, che lấp mất vị trí kiên cố, chỉ đá tên đông, đấm bên tây, hóa ra thành lối đánh “tự tiêu hao lực lượng".
Ba đoạn văn cuối bài bàn về phương pháp đọc sách có lẽ là ba đoạn hay nhất của bài văn, cả về ý tưởng lẫn nghệ thuật viết. Trước hết, Chu Quang Tiềm trình bày chung về phương pháp đọc sách có hiệu quả bằng số sách: một quyển (ít), 10 quyển (nhiều). “Nếu đọc được mười quyển sách mù chỉ ướt qua, không bằng chí lấy một quyển mà đọc mười lần". “Đọc mười lần” có nghĩa là đọc kĩ, nhớ lâu và nhất là “sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm thay đổi khí chất". Tác giả có những câu văn hóm hỉnh so sánh người đọc nhiều mà không đọc kĩ, chẳng nghĩ sâu “như cưỡi ngựa đi qua chợ" nhưng không mua được thứ gì. Chu Quang Tiềm còn phê phán gay gắt rằng: “Đối với việc học tập, cách nó chỉ lừa mình đối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém ".
Thứ đến, tác giả bàn về người và “sách đọc để có kiến thức phổ thông", là “sách đọc dể trau dồi học vấn chuyên môn". Có thể tác giả đã đúc kết kinh nghiệm của mình về học vấn và đọc sách để đạt được kiến thức phổ thông ở “bậc trung học và năm đầu đại học” cho mọi người. Ngoài giáo trình của “mười mấy môn" thì mỗi môn học cần chọn “từ 3 đến 5 quyển tem cho kĩ". Chu Quang Tiềm chỉ ra như thế là chỉ “đủ dùng” cho cấp học đó thôi, còn ông phân tích và chỉ ra số lượng và cách đọc cho những năm và cấp học về sau của bậc đại học.
Đoạn cuối của bài văn, Chu Quang Tiềm tập trung phân tích vai trò cua kiến thức phổ thông đối với học giả chuyên môn. Ông phê phán "khoa học cận đại phân loại chặt chẽ, ... , lấy cớ lá chuyên môn, không biết đến các học vấn liên quan", trong lúc “Vũ trụ vốn là một thể hữu cơ, các quy luật bên trong vốn liên quan mật thiết với nhau. Ông đã lấy môn Chính trị học làm ví dụ để chứng minh, và có lối so sánh khá hóm hỉnh rằng môn Chính trị học "giống như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui càng hẹp, không tìm ra lối thoát" nếu không có các môn Lịch sử, Kinh tế, Pháp luật Ngoại giao, Quân sự đi kèm. Từ đó, ông đi đến kết luận "Trước hãy biết rộng rồi sau mới nắm chắc", có nghĩa là có kiến thức phổ thông trước khi nghiên cứu chuyên sâu. Thật hữu lí! Phân tích bài Bàn về đọc sách
III. Về giá trị của sách, có người cho rằng “Đền đài miên viễn nhất là đền đài bằng giây”. Bây giờ sách phát triển qua băng đĩa, qua mạng vi tính. Nhưng dù phát triển qua hình thức nào thì phương pháp đọc sách muốn đạt hiệu quả thì nên theo Hướng dẫn của Chu Quang Tiềm.
Mong rằng bài viết trên của Cunghocvui.com sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích!