Đăng ký

Cảm nhận bài Rằm tháng giêng

1,825 từ

 Trong niềm hân hoan chiến thắng sau chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông năm 1947, Hồ Chủ tịch đã viết nên bài thơ Nguyên tiêu, hay còn gọi là Rằm tháng giêng. Bài thơ thể hiện không khí tươi vui chiến thắng cùng niềm hạnh phúc khi sắc xuân đang ngập tràn trên đất nước ta. Hãy Cunghocvui.com tìm hiểu bài thơ rằm tháng giêng

Rằm tháng giêng

 * Các điểm cơ bản:
-    Rằm tháng giêng được viết bằng chữ Hán, tựa để Nguyên tiêu, thuộc thể thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt. Xuân Thủy dịch bài thơ này ra tiếng Việt bằng thể thơ lục bát.
-    Sự kết hợp hài hòa giữa tình cảm và lí trí, giữa thưởng thức cảnh đẹp của đất nước và việc lãnh đạo quân dân của Hồ Chi Minh trong những năm tay của cuộc khàng chiến chống thực dân Pháp.
Phát biểu cảm nghĩ về bài Rằm tháng giêng

I.   Năm 1947, lúc viết bài thơ Cảnh khuya là lúc mà quân dân ta đang trong thời cầm cự, người dân đã khổ, người lính kháng chiến sống còn khổ gấp, bội phần không chỉ vì thiếu lương thực, thuốc men mà còn ở việc thiếu vũ khí, đạn dược. Có lẽ vì thế mà Cảnh khuya đã kết bằng câu thơ nghe như tiếng thở dài.

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Nhưng qua năm 1948, tình thế đã khác, quân kháng chiến đã bước qua thời kì phản công với tinh thần đi lùng đánh giặc. Bởi vậy mà thần khí thư nhẹ nhàng, khoáng đãng hẳn lên trong bài thcí chữ Hán. Nguyên tiêu - Rằm tháng giêng.

II.  Xuân Thủy đã dịch bài thư chữ Hán thể Đường luật thất ngôn bát cú ra tiếng Việt bằng thể thư lục bát:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi,

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân,

Giữa dòng hàn hạc việc quân,

Khuya về hát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Câu khai của bài thư thuần tả về trăng. Theo nguyên tác thì câu thư xác định thời gian và tính chất của trăng một cách cụ thể, rõ ràng. "Kim dạ nguyên tiêu - Đêm nay rằm tháng giêng". Xác định rõ thời gian; "nguyệt chính viên" trăng vừa đúng tròn nói rõ tính chát của trăng vào thời điểm ấy. Xuân Thủy đã dịch thoát ý. "Rằm xuân" không rõ vào tháng nào, nhưng bốn tiếng "lồng lộng trăng soi" lại sống động và đầy chất thơ.

Nếu câu khai thuần tả về trăng thì câu thừa của bài thư thuần tả về không gian, ấy là "giang, thủy, thiên - sông, nước trời". Thủ thuật miêu tả từ gần tới xa, từ tháp lên cao cùng vời điệp từ "xuân" và động từ "tiếp" khiến người đọc cảm nhận đưực sông nước, trời đất tràn đầy trăng xuân gần với câu thư dịch của Xuân Thủy

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Bức tranh màu xuân đêm nguyên tiêu bàng bạc ánh vàng càng thèm huyền ảo ở câu chuyển của nguyên tác

Yên ha thâm xứ đàm quân sự.

Nếu không có vế câu "đàm quân sự - hàn việc quân" thì "yên ha thâm xứ - Khói sóng ở nơi xa tít" vẫn là vế câu tả cảnh tiếp ở hai câu khai và thừa. Người đọc nhớ lại, cũng là tả cảnh đêm trăng nhưng nếu ó bài thư Cảnh khuya lời thơ đẹp nhưng hơi buồn thì ở bài Rằm tháng giêng lời thư tạo không khí nhẹ nhàng, thoải mái. Nếu người xuất hiện trong bài Canh khuya “lo nỗi nước nhà thì người xuất hiện trong bài thư này là để” bàn việc quân”. Người đọc có thể liên tưỏng đến hoàn cảnh Kháng chiến quân vào thời điểm xuất hiện hai bài thư. Năm 1948 hoàn cảnh chiến đâu của quân Kháng chiến đã khác, thế của quân ta cũng đã khác. Chiến dịch Thu Đông năm 1947. Kháng chiên quân bắt đầu thế phản công. Tháng 1-1948 quân Kháng chiến thắng ở mặt trận Lũng Mười, qua tháng 2-1948 thắng tiếp ỏ Mường Him. Thế thì nhừng mặt trận kế tiếp sẽ mở ra ở đâu. Sử dụng chiến thuật nào để thắng giặc, phải chuẩn bị cho quân tiền phương... “Bàn việc quân” trong hoàn cảnh phấn khởi ấy một cách chăm chú, hăng say cho đến nỗi quên đêm trăng đẹp. Chỉ khi xong công việc, quay thuyền về bến mơi chợt nhận ra lại:

Đêm về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Câu thơ dịch có thêm vào từ “ngân” để hựp vần, nhưng lại hay ở chỗ trăng như cũng dang phân khởi, đang hòa chung niềm vui với nhà thơ.

Cảm nhận về bài Rằm tháng giêng
III.   Ở trong tù, nhà thơ cũng đã nhìn trăng. Thời kì đầu kháng chiến nhà thơ cũng viết về trăng. Nhưng đó là những câu thơ trăng buồn. Kể từ sau thơi kì cầm cự của quân kháng chiến, Hồ Chí Minh cũng làm thơ về trăng nhưng là những vầng trăng tỏa niềm vui chiến thắng. Điều ấy phản ánh tình yêu nước thương dân sâu nặng trong một tâm hồn nhạy cảm của ngươi vừa là lãnh tụ kháng chiến vừa là nhà thơ.

 

Mong rằng bài viết Rằm tháng giêng sẽ giúp các bạn đạt điểm cao!