Phân tích bài cảnh khuya
Hồ Chủ Tịch - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta - không chỉ là một người hùng, một người chiến sĩ bảo vệ đất nước mà Người còn là một nhà thơ với tâm hồn nghệ sĩ chứa chan cảm xúc, dễ rung động trước cái đẹp. Bài thơ Cảnh khuya được Bác viết trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ của dân tộc ta, Hãy Cunghocvui.com tìm hiểu bài thơ Cảnh khuya
Cảnh khuya
Các điểm cơ bản:
-Thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt bằng tiếng Việt, lời thơ miêu tả lẩn tự sự.
- Bài thơ mượn cảnh để làm nổi bật tâm tư sâu lắng của nhà thơ: Lo nước nhà đang bị thực dân xâm chiếm.
Cảnh khuya
Soạn bài Cảnh khuya
I. Dù “ngâm thơ ta vốn không ham” như lời tâm sự trong bài “Mở đầu tập nhật kí” nhưng thơ văn vẫn gắn bó với Hồ Chí Minh trong từng chặng đường hoạt động cứu nước cứu nhà. Những năm hoạt động ở Pháp, Người làm báo; lúc bị bắt ở Quảng Tây (Trung Quốc năm 1942 - 1943). Người viết Nhật kí trong tù\ những năm lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp, Người cũng đã làm nhiều bài thơ, có bài làm bằng tiếng Việt, có bài làm bằng chữ Hán, trong đó có bài Cảnh khuya. Cảnh khuya là bài thư Đường luật thất ngôn tứ tuyệt, tác giả mượn cảnh để bày tỏ lòng mình:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
II. Mở đầu bài thơ - câu khai là một miêu tả âm thanh là chính. Đây là “tiếng suối trong” đã được nhà thơ so sánh “như tiếng hát xa”. Tính từ “trong”, chủ yếu được dùng để miêu tả âm thanh khỏe khoắn, nhẹ nhàng nhưng cũng làm người đọc liên tưởng dòng suối ấy đẹp và nên thơ. Như thế thì câu khai vừa miêu tả âm thanh vừa gợi nên hình ảnh của con suối tựa như hai câu thơ của Nguyễn Trãi:
Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Câu thừa cũng là câu thơ miêu tả. Câu thơ có 7 tiếng thì 4 tiếng là tên gọi của sự vật thật: trăng, cố, thụ, hoa', một tiếng là tên gọi của sự vật ảo: bóng. Đây là những tên gọi hình ảnh cụ thể. Còn riêng động từ “lồng” được lặp lại để nhấn mạnh quan hệ tương tác giữa các sự vật kia. Trăng ở trên cao tỏa ánh sáng bao trùm (lồng) cả vạn vật, trong đó có cổ thụ tạo thành cái bóng ngã theo chiều rọi của ánh trăng, cái bóng ây lại bao trùm (lồng) mây khóm hoa trên mặt đất tạo nên
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.
“Cảnh khuya như vẽ” ấy là cảnh đẹp như tranh đưực tạo ra do hai câu đầu của bài thơ. Cả câu khai lẫn câu thừa đều được miêu tả theo trục từ xa tới gần, từ cao xuống thấp, vế sau của câu thơ trên ghi nhận sự xuất hiện của con người. “Người chưa ngủ” tại sao Người chưa ngủ vì say cảnh đêm trăng đẹp, muốn tận hưởng khoảng thời gian thanh cao do trời đất ban tặng hay nhìn thấy trăng mà chợt nhớ cố hương như Lý Bạch. Người đọc có thể đặt ra nhiều câu hỏi tương tự như thế khi đọc câu chuyển. Và những câu hỏi ấy được trả lời ở câu cuối của bài thơ:
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Tư tưởng chính trị bấy giờ mới xuất hiện trong bài thơ tự sự trên. Từ đó người đọc mới cảm nhận cảnh đêm trăng đẹp chỉ là cái nền và nổi bật trên cái nền ấy là hình ảnh người đang lặng lẽ trầm tư về “nỗi nườc nhà”, để rồi tìm hiểu về nó. Điều này không khó lắm khi nhớ lại lịch sử nước nhà. Sau cuộc nội chiến Lê - Trịnh - Nguyễn - Tây Sơn, nước la vẫn độc lập. Từ giữa thế kỉ thứ XIX, thực dân Pháp bắt đầu đánh chiếm và bảo hộ nước ta. Năm 1939, thế giời đại chiến lần thứ hai bùng nổ. Phát xít Nhật đánh chiếm một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Lực lượng Việt Minh đề nghị cùng với Pháp liên minh chống Nhật nhưng Pháp không chịu. Cuối cùng Pháp thua trận. Liên quân đồng minh Mĩ - Liên Xô - Anh... phan công thắng lợi ỏ châu Âu. Mĩ thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagazaki khiến Nhật phải đầu hàng. Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh đại diện chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc Tuyên Ngôn Dộc lập. Nhưng rồi quân Anh đến, Pháp núp bóng thiết lập lại chê độ thực dân. Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn dân kháng chiến. Và lúc, lực lượng kháng chiến đang trong thời kì cầm cự. Lãnh đạo kháng chiến đang ở căn cứ địa Việt Bắc, nơi có “cảnh khuya như vẽ". Trong bối cảnh “nỗi nước nhà” như thế thì lãnh đạo nào lại không lo cho dân cho nước. Có lẽ cũng từ tâm trạng đó mà câu thư mang âm điệu như một tiếng thở dài buồn nhẹ...Phát biểu cảm nghĩ về bài Cảnh khuya
III. Kết hợp phương thức biểu đạt miêu tả với tự sự. Cảnh khuya là một trong những bài thơ hay của Hồ Chí Minh. Qua bài thơ, người đọc nhận ra tình yêu nước thương dân sâu nặng của vị lãnh tụ cách mạng đã được UNESCO tôn vinh là danh nhân văn hóa, anh hùng giải phóng dân tộc.