Phát biểu cảm nghĩ của em về số phận người nông dân trong xã hội phong kiến
Phát biểu cảm nghĩ của em về số phận người nông dân trong xã hội phong kiến được thể hiện qua những bài ca dao mà em đã được học và đọc thêm.
A. Hướng dẫn làm bài
- Đề bài yêu cầu phát biểu cảm nghĩ về thân phận những người nông dân trong xã hội cũ thông qua chùm ca dao “Những câu hát than thân”.
- Biểu cảm dựa vào suy nghĩ gợi lên từ chùm ca dao “Những câu hát than thân”, từ phim ảnh, báo chí...; từ những tình cảm, cảm xúc chân thật của bản thân.
- Bài làm cần đủ những ý chính sau:
Mở bài:
+ Hoàn cảnh tiếp xúc với chùm ca dao “Những câu hát than thân”, đọc và nghe giảng trên lớp.
+ Cảm xúc chung cua em về thân phận người nông dân trong xã hội cũ: xót xa, thương cảm…
Thân bài:
+ Cảm xúc, suy nghĩ của em trước những nỗi khố của người nông dân trong xã hội cũ:
- Cuộc đời lận đận, vất vả, đắng cay vì gặp quá nhiều khó khăn, trắc trở, ngang trái “lên thác xuống ghềnh”, “bể đầy”, “ao cạn” của người nông dân trong xã hội cũ -> nỗi cảm thương sâu sắc.
- Thân phận, cuộc đời cay đắng nhiều bề của họ: bị kẻ khác bòn rút sức lực; xuôi ngược vất vả làm lụng mà vẫn nghèo khó; cuộc đời phiêu bạt, lận đận, vô vọng; thân phận thấp cổ bé họng, chịu bất công oan trái...- > đau đớn, xót xa cho thân phận khốn khổ của người nông dân
- Số phận bị phụ thuộc, không quyết định được cuộc đời mình của những người phụ nữ, sông cuộc đời trôi nổi, vô định... -> cảm thông, thương xót.
+ Cảm xúc, suy nghĩ về các hình ảnh ẩn dụ so sánh trong các bài ca dao: con cò, con tằm, con kiến tí ti, con hạc, con cuốc, trái bần...-> sự vật tầm thường, nhỏ bé, tội nghiệp... giống như cuộc đời và số phận của những người nông dân trong xã hội cũ.
+ Thái độ, tình cảm của em về xã hội phong kiến xưa: xã hội bất công, đáng lên án...
Kết bài:
Suy nghĩ, liên tưởng về hình ảnh người nông dân trong xã hội ngày nay và tình cảm, cảm xúc của em.