Phân tích hai khổ thơ: "Mặt trời xuống biển như hòn lửa/.../Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi"
A. ĐỀ BÀI: Phân tích hai khổ thơ:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
(Huy Cận - Đoàn thuyền đánh cá)
Nêu rõ hai khổ thơ có những nét gì giống nhau và khác nhau như thế nào?
B. TÌM HIỂU ĐỂ
1. Thể loại: Phân tích đòi chiêu thấy được nét giống và khác nhau của hai khổ thơ đó.
2. Nội dung: Khung cảnh, khi thế của đoàn thuyền ra khơi và trở về, niềm vui và vẻ đẹp của đoàn thuyền đánh cá, tinh thần khỏe khoắn, hăng say tràn đầy của những ngư phủ mới.
3. Tư liệu: Sử dụng bài "Tràng giang" của cùng tác giả để so sánh
C. DÀN BÀI
I. Mở bài
Giới thiệu bài thơ, làm nổi bật hai khổ thơ trong đề bài về cuộc đi của chúng
II. Thân bài
1. Phân tích
(a) Khổ đầu:
Hoàn cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi: đêm tối (nhân hóa so sánh)
Khí thế đoàn thuyền ra khơi: hăng hái, vui tươi, mạnh mẽ (hình ảnh nhân hóa)
(b) Khổ cuối:
Khí thế đoàn thuyền trở về: hào hùng, mạnh mẽ (hình ảnh nổi bật)
Khung cảnh đoàn thuyền trở về: hết sức tươi đẹp (hình ảnh mặt trời đối biển, mắt cá huy hoàng)
2. So sánh
Cùng có các yếu tố mặt trời, đoàn thuyền, câu hát, nhưng khác xuống và lên, đêm tối và bình minh.
Chỉ có “câu hát căng buồm cùng gió khơi” là giống nhau, để diễn tả tinh thần, khí thế của ngư dân.
Có thể so sánh với bốn câu đầu bài “Tràng giang” của cùng tác giả viết trước Cách mạng tháng Tám.
III. Kết bài
Thể hiện được tinh thần khỏe khoắn, hăng say đầy lạc quan của ngư dân trong nhịp thơ, từ thơ sáng, hồn thơ ấm.
Đó chính là nét đổi mới của tâm hồn thơ Huy Cận.
D. BÀI LÀM THAM KHẢO
Thơ là tiếng nói tâm tình, phản ánh sự rung động của tâm hồn, nên để phù hợp với miêu tả nội tâm trữ tình hơn là ca ngợi lao động. Thơ ca viết về lao động cũng nhiều nhưng có rất ít bài hay. Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận có thể xem như một ngoại lệ.
Năm 1958, nhà thơ đi thực tế, hòa mình vào công việc lao động một cách thực sư VỜI cóng nhàn vùng mó. Sau đó, trong chuyến đi thăm vịnh Hạ Long, vào một buổi chiều đẹp, nhìn các đoàn thuyền nối nhau ra khơi đánh cá, ông đã viết bài thơ ấy với hai khổ thơ đặc sắc nhất là:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
Hai khô thơ vừa nêu giống và khác nhau như thế nào?
Cả bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” ca ngợi vẻ đẹp, chất thơ của đêm đánh cá trên biển khơi. Đánh cá đêm mà rực sáng: sử dụng trăng, ánh sao và cả ánh sáng của vầng dương mới đội biển nhô lên. Có thể nói ánh sáng tươi đẹp ấy đã bao trùm nhuần thấm cả bài thơ. Đêm đánh cá cũng vang lên tiếng hát vui say, âm hưởng ấy vang lên suốt cả bài thơ.
Khổ thơ đầu là hoàn cảnh của đoàn thuyền ra khơi, không gian khoáng đạt, cảnh vật bao la, hùng vĩ, trời biển vô tận, vô cùng:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Cảnh ngày tàn, tất cả như đóng khép lại. Điều đó biểu hiện trong các nhân hóa và so sánh chính xác trong hai câu thơ trên. Từ “sập” cho thấy ý nhanh và mạnh. Sự khép lại của đêm xuống nặng nề, vững chắc và nhanh mạnh với hình ảnh “then sóng”. Vũ trụ đi ngủ nhưng con người lại thức, đoàn thuyền lại ra khơi với khí thế hăng hái, vui tươi và mạnh mẽ. Khí thế ấy biểu hiện trong hình ảnh câu hát căng buồm, một cách nhân hóa đặc biệt của nhà thơ. Đã vậy vẫn hăng hái liền nhau phơi phới rất nhẹ nhàng. Gần đó cũng khiến có tất cả được mở ra:
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Hai câu thơ trên cho thấy cảnh lao động trên biển với vẻ đẹp của thiên nhiên và sự hào hứng, khẩn trương của con người trong công việc đánh cá nơi đây, nó diễn ra thành quy luật. Nghĩa là cứ mỗi lần ra khơi để đánh cá là mỗi lần niềm vui lao động lại tới. Thật có khác gì kiểu nói của Chế Lan Viên:
Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ
Trong lúc khổ thơ đầu miêu tả khí thế của đoàn thuyền ra khơi lúc ngày tàn trở lại, nội dung của khổ thơ sau là khí thế của đoàn thuyền trở về lúc ban mai:
Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Câu thơ đầu là câu thơ được lặp lại, tạo nên âm vàng vừa lạc quan vừa hào hùng của điệp khúc bài ca lao động. Sau một đêm đánh cá cật lực trên biển, con người và đoàn thuyền vẫn tràn đầy niềm vui và sức mạnh. Các ngư dân vẫn cất cao tiếng hát và tiếng hát vẫn mạnh mẽ căng buồm. Mặt trời vượt lên, đoàn thuyền vượt trên mặt biển như một cuộc chạy đua khẩn trương và hùng vĩ biết bao!
Sau đó khung cảnh đoàn thuyền trở về hết sức tươi đẹp với các hình ảnh gợi cảm:
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi
Mặt trời nhô lên từ mặt biển như đội biển mà nhô lên, bao làn ánh sáng mới mẻ khiến người đọc tưởng chừng ánh sáng cây là niềm vui lao động của ngư dân mang lại. nhưng đặc biệt nhất là hình ảnh mắt cá huy hoàng, một các ẩn dụ táo bạo và bất ngờ. Màu mới của mặt trời chiếu rọi và mắt cá làm cho tất cả lấp lánh, rực rỡ hẳn lên. Đẹp làm sao hình ảnh của đoàn thuyền trở về trong không gian bát ngát đầy màu sắc của thiên nhiên và cả màu sắc của thành quả lao động do bàn tay con người đem lại.
Cả hai khổ thơ đều có các hình ảnh: mặt trời, đoàn thuyền và câu hát. Có điều ở khổ đầu là mặt trời xuống, cảnh ngày tàn, đêm tối, khổ cuối là mặt trời lên, cảnh ban mai rực rỡ. Nếu trong khổ đầu, đoàn thuyền mở cánh cửa đêm đến mà ra khơi thì trong khổ cuối, đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời rạng sáng. Chỉ có “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” ở cả hai khổ là hoàn toàn giống nhau để cùng liền ta một tinh thần hào hùng, hăng hái và một khí thế vui tươi mạnh mẽ của những người lao động trên biển. Đặc biệt hơn cả ở khổ thơ cuối, tác giả chọn điểm nhạy sáng: mắt cá huy hoàng để thể hiện kết quả lao động gắn với việc đánh cá, thiên nhiên đất trời làm câu thơ thêm đẹp, sáng ý, sáng lời, sáng cả bài thơ.
Tóm lại, cả hai khổ thơ trên không chỉ là niềm vui mà còn là vẻ đẹp của đoàn thuyền đánh cá lúc ra khơi và lúc trở về. Cả hai khổ nói riêng và cả bài thơ nói chung là khúc hát ngợi ca lao động dành cả trên biển đầy ánh sáng và tiếng hát và con người ở đây lồng lộng giữa trời cao biển rộng. Đoàn thuyền đánh cá là một bức tranh đẹp và là một bài ca hào hùng về thiên nhiên và con người, về biển cả và lao động.
Cùng cảm hứng về vũ trụ và con người, nhưng thơ Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám có khác. Khi ấy vũ trụ lớn lao, vô tận đã đè bẹp con người, khiến con người cảm thấy rợn ngợp cô đơn:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về, nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
Cũng con thuyền, cũng dòng nước với khung cảnh mênh mông của vũ trụ nhưng các câu thơ này sao mà quạnh vắng, đượm buồn đến vậy
So sánh với hai khổ thơ trên, chúng ta mới thấy được sự đổi mới phong cách của tác giả trên đường hòa nhập cái tôi riêng lẻ của nhà thơ và cái chung của đất nước.
Đâu chỉ với mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi mà còn nhiều hình ảnh độc đáo khác của bài thơ còn lấp lánh mãi trong lòng người đọc một bài thơ lao động khó quên.
Xem thêm >>> Phân tích cái tôi trữ tình trong "Tràng giang" của Huy Cận
Trên đây là bài viết so sánh sự giống và khác nhau của hai khổ thơ đầu và cuối trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn, chúc bạn học tập tốt <3