Phân tích Bánh trôi nước
Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ với phong cách thơ độc đáo của nền văn học cổ Việt Nam. Bà đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị. Thơ của bà là tiếng nói bênh vực người phụ nữ và đả kích chế độ nam quyền - thần quyền. Bài thơ Bánh trôi nước thể hiện rõ tiếng nói đồng cảm, tiếng lòng của nữ sĩ với số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hãy cUnghocvui.com tìm hiểu bài Bánh trôi nước
Bánh trôi nước
* Các điểm cơ bản:
- Bánh trôi nước thuộc thể thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt, cấu trúc của mỗi bài có bốn câu gồm khai, thừa, chuyển, hợp. Nên phân tích theo cấu trúc này.
• Chú ý đến ngôn ngữ tượng trưng, đa nghĩa, ảnh hưởng phong cách dân gian của hai bài thơ.
- Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước để ca ngợi lòng trung trinh của phụ nữ Việt Nam.
bài thơ Bánh trôi nước
Phân tích bài thơ Bánh trôi nước
I. Thơ Nôm tiếng Việt vào cuối thế kỉ XVIII đã định hình được một ấn tượng khó mờ phai nơi tâm hồn khi người đọc chúng ta tìm đến thơ ca của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, một nữ sĩ có vị trí đặc biệt trong văn thơ cổ Việt Nam. Bài thơ “Bánh trôi nước", một bài thơ gọn gàng, khiêm tốn nhưng cũng có thể gợi cho người đọc chúng ta cảm nhận được phần nào một cõi thơ riêng, đặc biệt của một hồn thơ nữ:
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son".
II. Ngôn ngữ thơ như thế đã được thu mình trong hình thức tứ tuyệt thất ngôn, nhưng bút pháp tả thực gắn liền với bút pháp tượng trưng lại có sức mở rộng đưa chúng ta tiếp cận được với đường đi hay quá trình của một hình ảnh sự vật và đúng ra, sâu hơn về hình ảnh phận người cùng tính cách nơi xã hội phong kiến xưa kia... Và từ tựa đề cho đến hết bài thơ với âm vang dâng cao ở dòng cuối, rồi trở lại từ đầu với lắng sâu cảm nhận, hẳn chúng ta cũng hòa nhập được với một hồn thơ, một hồn thơ tỏ bày ý thức vượt thoát ra ngoài những vây hãm của cuộc đời xưa cũ...
Giấu mình sau hình ảnh "bánh trôi", hình ảnh thân quen, một món bánh quà bình dị, dân dã với bột nếp, đường thẻ màu nâu phổ biến trên quê hương, nữ thi sĩ Xuân Hương đã hóa thân vào trang thơ vđi từ ngữ "thân em" đề đầu dòng thơ:
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn"
Câu thơ như khơi gợi lên biết bao dáng hình của những thiếu nữ trên quê hương. Dáng hình của những áo tứ thân, với nón quai thao duyên dáng nơi đình đám hội hè. Dáng hình của những cô tát nước bên đàng, cắt cỏ bên sông hay lái chuyến đò ngang dọc với câu quan họ ngọt ngào cùng nèt vẻ mặn mà tình tứ của quê hương. Dáng hình đó từ lâu, vần điệu dân gian từng cất tiếng ngợi ca:
“Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen".
Trong ý nghĩa vừa được khơi, dòng thơ mở đầu đã khái quát được chân dung, vẻ đẹp vẹn tròn thắm tươi của những dáng hình giới nữ từ thuở ngày xưa... Chân dung vẻ đẹp tình tứ đắm say đó phải chăng sẽ mời gọi được hạnh phúc đến cùng? Nhưng, những dòng thơ nối tiếp:
“Bảy nổi ha chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"
Đâu chỉ đưa vào ý nghĩa về quá trình chiếc bánh trải qua mà như vạch ra cả một thời gian đằng đẩng cùng bao không gian cảnh ngộ nơi những phận đời phụ nữ ... Sức khái quát tượng trưng của những dòng thơ đó như nén chặt ý nghĩa cả ngàn năm về những hủ tục đọa đầy, những thành kiến hãm vây với những cảnh ngộ lênh đênh, trôi nổi đắng cay mà thân phận giới nữ phải chịu đựng xoay vần. vẻ đẹp vẹn toàn, đằm thắm, trắng trong những tưởng được hạnh phúc bình yên vươn đến, kiếm tìm hóa ra lại thường phải chạm mặt vđi những dập vùi, bất trắc, giạt trôi..., vần điệu dân gian từ thực tế cuộc đời đâu có quyền mà không thở than, hờn trách những đau thương đó:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?"
“Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào gác tía, hạt ra ruộng lầy"
Và sau cùng dòng thơ “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn" với nhịp mạnh, đã chuyển dẫn cùng dòng cuối, dâng cao rồi lan tỏa ngân xa, không chỉ lên tiếng tỏ bày thái độ đẩy lùi những đau thương nơi bao cảnh ngộ mà còn bừng lên một xác định giá trị tâm hồn: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Ở đây dồng thơ như làm chúng ta quền đi sắc đỏ của màu nhân trong chiếc bánh trôi kia và âm vang cùng hình ảnh ngôn từ lại làm đậm lên sắc màu son tươi sáng, biểu trưng cho nét đẹp công, dung cùng đức độ ngôn, hạnh của biết bao phụ nữ bình dị đời thường, trong cả một chiều dài cuộc thế nhân sinh. Từ đây, hình ảnh ý nghĩa dòng thơ còn như xác định cho tính cách phẩm hạnh nêu trên là một vững bền vốn có dẫu thời gian, hoàn cảnh có đằng đẵng kiềm tỏa, vây quanh... Và niềm tin xác định này đâu chỉ có Xuân Hương biểu hiện, bày tỏ, mà bên cạnh, từ xưa hình ảnh nàng Vũ Nương đã bước vào văn chương qua những trang truyện truyền kì "Người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, có thế xem là một điển hình tỏa rạng cho tấm lòng hiếu hạnh thủy chung nơi ý nghĩa của dòng thơ. Đến nay cả nàng Kiều, cũng đâu phải là một tình cờ mà sư thật, nàng đã là một hình tượng có tính cách sáng trong, biểu trưng bắt nguồn từ biết bao phận đời xưa cũ để đưực Nguyễn Du đưa vào trong tác phẩm. Vì thế, khép lại trang thơ "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, đâu dễ ai quên được câu thơ sau đây đầy ý nghĩa nhân ái ngợi ca của chàng Kim đối vơi tâm hồn hiếu hạnh, sắt son của nàng Kiều, dẫu sau ba năm dơi nàng bị dập vùi, nổi trôi, lưu lạc:
"Như nàng lấy hiếu làm trinh
Bụi nào cho đục được mình ấy vây?"
(Nguyễn Du)
Nơi bài "Thương vợ" của Tú Xương, hình ảnh bà Tú chân thật ngoài đời cũng bước vào trang thơ với những nét đẹp gánh vác, tảo tần, thầm lặng, cưu mang như đã tỏ soi thêm cho vẻ đẹp ý tình mà vần điệu Xuân Hương đã khơi gợi nêu trên.
"Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công "
(Tú Xương)
Nghĩ lại, ngôn từ những dòng thơ thì giới hạn, nhưng sau bài thơ của nữ sĩ thì cứ chùng xuống rồi âm vang gợi nhắc những dáng hình từ bao cảnh ngộ đời thường đến những tác phẩm văn thơ để làm ngời lên ý nghĩa của sắc màu son sắt đó.
Giá trị nhân đạo trong bài Bánh trôi nước
III. Kết lại, nếu ngôn ngữ của bài thơ mang nghệ thuật không thể tách rời với cuộc sống thì với Xuân Hương nghệ thuật như một sự thức giấc từ cái thầm lặng, tù túng bao lâu của phận đời người phụ nữ. Sự thức giấc ấy mang khát vọng phá tung những áp bức, dập vùi; phá tung những định lệ đau thương đặt đâu chịu đấy... để vươn tới tự do, bình đẳng, cùng nam giới xây dựng hạnh phúc gia đình, xây dựng đất nước... trong bản chất dịu hiền, chịu đựng và thủy chung của người phụ nữ Việt Nam. Như thế, bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương như cánh bướm đẹp không xa lạ giữa cuộc đời, ngược lại, đã cùng với cây đời mãi mãi xanh tươi.
Mong rằng bài viết Bánh trôi nước của Cunghocvui.com sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hay cho các bạn!