Đăng ký

Phân tích bài thơ "Cảnh chiều hôm" của Hồ Chí Minh

4,905 từ

1.  Bài làm số 1
Có thể nói, mỗi bài thơ trong tập Ngục trung nhật ký đều là một phát hiện, một cảm nhận hết sức độc đáo của người tù, người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh trước hiện thực khách quan. Một nụ hoa bừng nở, một bông hoa lụi tàn, với chúng ta, đôi khi chẳng gợi lên được điều gì. Thế nhưng chuyện hoa nở, hoa tàn ấy đã khơi dậy trong tâm tư của người tù Hồ Chí Minh bao điểu suy nghĩ trăn trở sâu xa. Bài thơ Vân cảnh (Cảnh chiều hôm) của Bác ra đời trong ngục tối nhưng lại bừng sáng lên trong lòng người đọc bao điều về lẽ sống, về chân lý, về tình đời.
Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng
Hoa tàn hoa nở cũng vô tình;
Hương hoa bay thấu vào trong ngục,
Kể với tù nhân nỗi bất bình.
Đọc qua bài thơ tưởng như đây là một bài thơ tả cảnh ngụ tình với lối ẩn dụ quen thuộc của thơ ca phương Đông, với sắc hoa và hương hoa muôn thuở. Nhừng xem kỹ, người đọc sẽ nhận ra từ bài thơ thơm ngát một hương sắc lạ, lấp lánh một vẻ đẹp riêng - vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh. Thơ ca truyền thống Đông phương viết nhiều về trăng, hoa, tuyết, nguyệt, sơn hà: nào là những tùng, trúc, cúc, mai; nào những Tiêu tương, Tầm Dương, Cô Tô, Xích Bích... Những bài thơ ấy đều là sản phẩm của những bậc "tao nhân mặc khách”, những thi sĩ du ngoạn nơi "sơn thủy hữu tình":
Ngủ Nhạc tìm tiên ta chẳng ngại
Một đời chỉ thích núi non chơi
(Lý Bạch)
Cũng đã nhiều người từng yêu hoa và cảm thông trước số phận của những cánh hoa rơi. Từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim, từng có biết bao vãn nhân thi sĩ than khóc cho những kiếp hoa sớm nở tối tàn. Trong bài Khúc giang nhà thơ Đỗ Phủ viết:
"Nhất phiến hoa phi giảm khước xuân
Phong phiêu vạn điềm chinh sau nhân
(Một cánh hoa bay làm giảm sức xuân - Gió thổi vạn cánh hoa chính là nổi sầu não của người). Nhà thơ Thôi Hộ cũng đã từng than: "Thuỷ lưu hoa tạ lưỡng vô tình" (nước chảy, hoa tàn cả hai đều vô tình)... Sau này Xuân Diệu có lần cũng thốt lên: "Ơ nhỉ Sao hoa lại phải rơi" (ỷ thu)... Nhưng không biết trong những "thiên gia thỉ" ấy, có ai đã từng viết về hoa từ trong tù ngục, từ trong bao gian khổ, khó khăn tai ương chồng chất như tình cảnh của tác giả bài Vãn cảnh này? Phải đặt bài thơ trong hoàn cảnh ra đời, hoàn cảnh "Viết, dưới giá treo cổ" như J.Phuxich đã nói, mới thấy hết được giá trị của bài thơ. Sống trong cảnh ngục tù đầy nghiệt ngã khó khăn: "bốn tháng cơm không no", "đêm thiếu ngủ" "áo không thay” "không giặt .giũ" khiến "gầy đen như quỷ đói - ghẻ lở mọc đầy thân", thế mà Người vẫn không quên một cánh hoa mong manh lúc nở, lúc tàn ngoài cửa ngục. Nhan để của bài thơ là Cảnh chiều hôm nhưng yếu tố không gian và thời gian "chiều hôm" "chiểu
tà" ở đây không phải là điều Bác quan tâm.
Mới đọc câu mở đầu: "Mai khôi hoa khai hoa hựu tạ”, ta đã nghe trong đó bao nhiêu thương cảm, xót xa. Câu thơ dịch: “Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng" đã chuyển dẫn được ý thơ: hoa nở rồi hoa lại tàn, nhưng vẫn chưa toát hết được cái y tại ngôn ngoại” của câu thơ. Mai là tên một loài hoa, khôi là đứng đầu. Mai Khôi là loài mai đứng đầu muôn loài hoa. Phải chăng thông điệp mà nhà thơ muốn gửi đến cho bạn đọc ấy là: dù cho đó là loài hoa đẹp nhất, tuyệt vời nhất, chúa tể của :mọi loài hoa cũng không tránh được quy luật của tạo hoá: có nở, có tàn ”hữu khai, hữu tạ”, ”Hữu sinh, hữu diệt”. Mọi vật sinh ra ở đời đểu có kết cục của nó. cái đẹp cũng vậy. Dường như có một nỗi xót xa thấm đẫm mấy chữ "hoa khai hoa hựu tạ" ta nghe trong đó có lời kệ của Vạn Hạnh thiền sư: "Thân như điện ảnh hữu hoàn vô” (đời người như ánh chớp có rồi không), lại như nghe có tiếng thở dài của Nguyễn Trãi: "Hoa thường hay héo, cỏ thường tươi”. Đó quả là một quy luật nghiệt ngã, lạnh lùng. Câu thơ nêu một quy luật của tạo hoá tưởng như khách quan nhưng đọc lên vẫn thấy nặng trĩu tỉnh người, do chữ ”hựu” (lại). Hoa nở (rồi), hoa lại tan, nghe có gì đó thật xót xa cho một đời hoa đẹp mà sao ngắn ngủi "sớm nở tối tàn". Nếu như câu thứ nhất là một nhận xét tưởng như lạnh lùng khách quan nhưng trĩu nặng tình người, thì câu thơ thứ hai lại mở. ra một tầm triết lý cao hơn: "Hoa khai, hoa tạ lưỡng vô tình” (hoa nở hoa tàn, cả hai đều vô tình). Có rất nhiều cách hiểu được gợi ra từ việc xác định chủ thể của sự ”vô tình” trong câu thứ. hai này. Ai vô tình? Có người cho là chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch vô tình trước việc hoa nở hoa tàn. Người khác lại cho rằng chính Bác "vô tình". Hiểu Bác vô tình sẽ thấy câu thơ như một nỗi niềm băn khoăn, một lời trách chính mình làm sao lại có thể vô tình trước việc hoa nở, hoa tàn thế được. Một con người khi đã tự biết trách. chính mình, biết dằn vặt băn khoăn và tự kiểm điểm minh về việc vô tình với hoa, cũng là vô tình với cái đẹp, thì đấy chính là con người có tấm lòng cao cả, có tâm hồn giàu yêu thương, giàu lòng nhân ái, biết quý trọng và nâng niu cái đẹp... Cái "vô tình" ở đây bỗng trở thành cái rất "hữu tình". Nhà thơ Xuân Diệu lại cho rằng, vô tình ở đây là trời đất, là tạo hoá vô tình. Ông viết: "đâu chỉ có thiếu hạ vô tình, mà hơn nữa kia, tạo hoá vô tình (...) các lớp hoa hồng nở rụng, rụng nở, tạo hoá vẫn. cứ vỡ tình, chỉ có tạo hoá vô tình" (Đọc lại thơ Nhật ký trong tù - Văn nghệ 21. Ngày 12-5-1984). Tán thành với cách hiểu của Xuân Diệu, có nhà phê bình khẳng định: "Như vậy là bài thơ đề cập đến số phận mong manh của cái đẹp ở đời. Một đề tài vĩnh cửu của thi ca nhân loại. Nội dung tác phẩm là nỗi bất bình của thi sĩ, của hương hoa và tất nhiên cũng là của các nhà thơ mà những tâm hồn ít thiết tha cái đẹp không thể nào hiểu được. Vì thế hương hoa đã bay vào trong ngục để tỏ nỗi bất bình với một người chẳng những có thể hiểu được tâm trạng của mình mà còn có khả năng giải toả được nỗi bất bình ẩy nữa: đó là nghệ sĩ Hồ Chí Minh, thi sĩ Hồ Chí Minh. Qua hình tượng thơ, tác giả muốn nói với  người đọc một sự thật đau lòng là tình trạng đoản mệnh của bao cái đẹp trên đời..." (Từ Nhật ký trong tù, di tim tư tưởng thẩm mĩ của Hồ Chí Minh - dẫn từ suy nghĩ mới về Nhật ký. Thiết nghĩ, cái hay của câu thơ chính là chỗ nó đã gợi ra rất nhiều ý tưởng, tạo nên một vẻ đẹp đa âm, đa nghĩa, lấp lánh nhiều màu sắc lung linh... Hai câu thơ cuối khép lại bài thơ bằng một cuộc gặp gỡ để sẻ chia,thông cảm:
Hương hoa thấu nhập lung môn lý
Hướng tại lung nhân tố bất bình.
Hai câu thơ dịch cớ sát nghĩa: "'Hương hoa bay thấu vào trong ngục ~ Kề với từ nhân nỗi bất bình", nhưng rõ ràng là đã làm mất đi phần nào sức lan toả rất mãnh liệt và chủ động của hương hoa. Người đọc nguyên tác, có thể cảm nhận được cường độ, nồng độ và hướng nhằm tới của hương hoa qua các từ "thâu, nhập, hướng". Nó mạnh mẽ thẩm thấu qua tường ngục, tràn ngập không gian ngục thất và hướng thẳng tới "lung nhân" để "tỏa bất bình". Không phải là để "kể" mà là "tố" là vạch tội, là nói lên "nỗi bất bình". Có một cuộc tương phùng, hội ngộ giữa hồn hoa và hồn thơ. Hoa đến với người đề cậy nhờ nương tựa; người sẻ chia và giúp hoa thổ lộ những nỗi niềm mà hồn hoa không nói nên lời. Đẹp biết bao là hình ảnh cuộc gặp gỡ của những cái đẹp giữa bốn bức tường lạnh ngắt của chốn ngục tù.
Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết về Bác:
Nếu sinh ra không có lũ côn đồ
Chắc Người đã yên lòng viết sử làm thơ.
Nhưng thực ra cái vĩ đại của Hồ Chí Minh lại là ở chỗ dù bị giam cầm và sống ngay giữa vòng vây của "lũ côn đò", Người đã làm thơ và vẫn làm thơ. Từ bóng tối của ngục tù, hồn thơ ấy vẫn toả sáng và sưởi ấm cho bao kiếp người, cảm thông và sẻ chia với bao số phận trên đời, dù đó chỉ là một cánh hoa. Qua một bông hoa lúc nở, lúc tàn mà gợi lên trong lòng người đọc bao nỗi niềm về lẽ sống, về tình yêu với cái đẹp trên trời.

2.  Bài văn số 2
Phiên âm:
Mai khôi hoa khai hoa hựu tạ, .
Hoa khai hoa tạ lưỡng vô tĩnh;
Hoa hương thấu nhập lung môn lí, 
Hướng lại lung nhân tố bất bình.
Dịch thơ:
Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng, .
Hoa tàn, hoa nở cũng vô tình;
Hương hoa bay thấu vào trong ngục,
Kể với tù nhân nỗi bất bình.
Bài thơ với bốn câu thơ giản dị nhưng không thật dễ hiểu. Đến ngay thi sĩ Xuân Diệu ” người cảm thụ thơ tinh tế, tài hoa như vậy cũng phải mất nhiều năm mới hiểu, mới nhận rõ ý nghĩa đích thực của bài thơ. Có những người đã hiểu bài thơ theo ý nghĩa phê phán chế độ xã hội dưới chính quyền Quốc dân Đảng Trung Quốc. Trong xã hội ấy không có chỗ cho cái đẹp. Nó vô tình đối với cái đẹp. Sự bất bình của bông hoa cũng là nỗi bất bình của tác giả đối với xã hội. Vì thế người đã ném sự bất bình đó vào xã hội đen tối của nước Trung Hoa dân quốc. Số người hiểu theo cách này không phải là ít.Căn cứ vào câu chữ của bài thơ, ta có thể hiểu một cách khác. Câu thơ đầu: 
"Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng" 
Bông hoa hồng nở rồi rụng theo quy luật của tự nhiên, theo lẽ thường. Câu thơ chưa có "vấn đề” gì. Rắc rối là ở câu thứ hai. Nguyên văn chữ. Hán dịch là: ’’hoa tàn, hoa nở cũng vô tình” tuy đã sát với nghĩa của nguyên tắc nhưng. vẫn dễ gây hiểu sai đi về chù ngữ của hai chữ "vô tình". Ai vô tình? Vô tình với cái gì? Như trên đã nói, có nhiều người hiểu là chế độ Quốc dân Đảng Trung Quốc vô tình với cái đẹp.
Nhưng chữ nghĩa trong nguyên tắc không phải là như vậy. Câu thứ hai có thể dịch rõ nghĩa ra như thế này: "Hoa nở, hoa tàn (hai "sự" đó) đều vô tình. Nghĩa là sự tàn nở của hoa cứ diễn ra một cách dửng dưng "vô tình" như thế đấy thôi. Đây là sự vô tình của tự nhiên, của tạo hoá. Năm 1966, trong bài viết "Yêu thơ Bác" Xuân Diệu thú nhận là chưa hiểu rõ nghĩa của bài thơ này: ”Có những câu có thể coi là quá giản dị nhưng tại sao tôi đọc đi đọc lại vẫn thấy một cái gì trong đó mà mình rút chưa hết, ví dụ như bài Cảnh chiều tối hoa hồng bên ngoài nỗ rồi rụng". Ngót hai chục năm sau, trong một bài viết cuối đời mình (đọc lại thơ Nhật ký trong từ 1984), ông mới nhận ra ý nghĩa đích thực của bài thơ: ."theo cháu nghĩ, đầu có phải chỉ là thiên hạ vô tình, mà hơn .nữa kia, tạo hoá vô tình (...) các lớp hoa hồng nở rụng, rụng nở,. tạo hoá vẫn cứ vô tình, chỉ có tạo hoa vô tình".
Cố hiểu đúng câu thứ hai mới có thể hiểu đúng được câu thứ ba thứ tư:
Hương hoa, bay thấu vào trong ngục
Kể với tù nhân nỗi bất bình.
Đây là sự bất bình của hoa đối với thái độ dửng dưng vô tình của tạo hoá, nó tìm vào trong ngục để tỏ bày tâm sự ấy với Hồ Chí Minh. Bởi vì nhà thơ tha thiết hơn ai hết với cái đẹp, mới thông cảm sâu sắc với nỗi bất bình kia.
Bài thơ thực ra không có gì khổ hiểu nếu đặt nó trong truyền thống thơ ca nhân loại từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim. Biết bao nhiêu thi sĩ đã viết nên những vần thơ đây thương xót đối với những bông hoa sớm nở tối tàn...
Nhà thơ Pháp Rồng Xa từng bất bình với tạo hoá mà ông gọi là ”bà dì ghẻ cay nghiệt đối với kiếp hoa chỉ sống được từ sáng đến chiều hôm.
Trong bài Khúc giang, Đỗ Phủ viết:
Nhất phiến hoa phi giảm khước xuân.
(Một cánh hoa rơi là đã kém, về xuân rồi).
Xuân Diệu cũng than thở:
Ờ nhỉ! Sao hoa lại phải rơi?
Chủ đề của Cảnh chiều hôm, cũng nằm trong truyền thống đó, vì Hồ Chí Minh thật .sự là một thi sĩ yêu tha thiết cái đẹp.
Nhưng Hồ Chí Minh còn là nhà cách mạng vĩ đại, vì thế đã tạo nên sự vận động bất ngờ của bông hoa. Từ cảnh hoa tàn người phát hiện ra hương hoa vẫn sống và nó đòi quyền sống. Nó tìm đến Hồ Chí Minh, người có đủ chất nghệ sĩ để thông cảm với số phận của bông hoa và có đủ chất cách mạng để đổng tình với nỗi bất binh của hương hoa:
Hương, hoa .bay thấu vào trong ngục
Kể với tù nhân nỗi bất bình,
Nhưng trước hết nó tìm đến Hồ Chí Minh thi sĩ" thi sĩ cách mạng “ vì chỉ có thi sĩ mối có khả năng giải quyết, được vấn. đề quyền .sống của cái đẹp, chống lại quy luật vô tình, vô cảm của tạo hoá. Bởi vì thi sĩ, nghệ sĩ sinh ra ở đời gì, nếu không phải để phát hiện ra cái đẹp và để bất vĩnh viễn hoá cái đẹp, dù nó chỉ tồn tại trong một khắc trên cõi đời này.

Xem thêm >>> Bức chân dung tự họa qua hai bài thơ Chiều tối và Cảnh chiều hôm trong Ngục trung nhật kí của Hồ Chí Minh

Chúc các bạn học tập tốt! Đừng quên like và share nếu thấy bài viết hữu ích nhé!

shoppe