Đăng ký

Ông lão đánh cá và con cá vàng

1,396 từ

Ông lão đánh cá và con cá vàng là tác phẩm thuộc thể loại truyện cổ tích về cuộc đời kì lạ của ông lão gặp được con cá vàng có phép thuật. Theo dõi bài viết của Cunghocvui.com để hiểu rõ hơn về tác phẩm. 

5 lần ông lão ra biển gọi cá vàng

5 lần ông lão ra biển gọi cá vàng

Ông lão đánh cá và con cá vàng

Câu 1: Trang 96 SGK Văn 6

   Trong truyện ông lão 5 lần ra biển gọi cá vàng theo trình tự: Lần 1 "thế là ông lão đi ra biển"; lần 2 "Thế là ông lão lại đi ra biển"; lần 3 "Ong lão lại lóc cóc ra biển"; lần 4 "Ông lão đành lủi thủi ra biển"; lần 5 "Ông lại đi ra biển"

   Việc lặp đi lặp lại với phép lặp có tính chất tăng tiến nhằm gợi ra những tình huống gay cấn, cuốn hút. Đồng thời tô đậm lòng tham của mụ vợ ngày càng được nâng lên cùng với tính cách của các nhân vật trong truyện cũng được bộc lộ một cách sắc nét

Câu 2: Trang 96 SGK Văn 6

 Sự thay đổi cảnh biển khi mỗi lần ông lão đi ra gọi cá vàng để cầu xin: Lần 1 "biển gợn sóng yên ả"; lần 2 "biển xanh nổi sóng"; lần 3 "biển xanh nổi sóng dữ dội"; lần 4 "biển nổi sóng mù mịt"; lần 5 "một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm"

 Việc sử dụng biện pháp liệt lê tăng tiến cho thấy tõ sự phản ứng của biển trước lòng tham vô đáy của mụ vợ ông lão đánh cá. Biểu hiện của cá vàng và thiên nhiên cũng chính là thái độ của nhân dân trước những con người bội bạc với lòng tham vô đáy.

Câu 3: Trang 96 SGK Văn 6

  Lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ ngày càng tăng dần đến mức quá quắt, không thể chấp nhận nổi 

     + Lần 1: Mụ vợ đòi 1 chiếc máng lợn - đòi hỏi về vật chất

     + Lần 2: Mụ vợ đòi cái nahf rộng - đòi hỏi về vật chết nhưng ở mức độ cao hơn

     + Lần 3: Mụ vợ đòi làm nhất phẩm phu nhân - đòi hỏi về cả của cải và danh vọng

     + Lần 4: Mụ vợ đòi làm nữ hoàng - sự đòi hỏi nâng lên thành cả của cải, danh vọng và quyền lực

     + Lần 5: Mụ vợ muốn làm Long Vương - Một đòi hỏi về vị trí đầy quyền uy và quyền phép vô hạn

=> Những đòi hỏi của mụ vợ ngày càng nâng lên cao, lòng tham không có giới hạn.

 - Đối với chồng, sựu bội bạc của mụ vợ cũng tăng dần lên: Chửi chồng "đồ ngốc", "đồ ngu", đỉnh điểm là mụ còn ra tay tát chồng vfa chửi thẳng vào mặt ông lão "Mãy cãi à" "mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à"

 - Dường như sự bội bạc đi đến tận cùng khi tình nghĩa vợ chồng bao năm không còn đọng lại trong mụ chút nào khi mụ gạt ông lão đi, coi như một chướng ngại vật để cá vàng trực tiếp hầu hạ mụ.

Câu 4: Trang 96 SGK Văn 6 

 - Câu chuyện khép lại với hình ảnh túp lều tranh rách nát ngày xưa và hình ảnh mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ

 - Hình ảnh đó gợi lên nhiều ý nghĩa: Đó là hình phạt thích đáng cho những kể tham lam, bội bạc như mụ vợ đồng thời cuộc sống ông lão từ đây sẽ được trở về bình yên dù sống trong thiếu thốn. HÌnh ảnh đó còn nói lên ước mơ về công lí, về luật nhân quả trong cuộc sống.

Câu 5: Trang 96 SGK Văn 6

 Cá vàng trừng trị mụ vợ vì cả 2 tính tham lam và bội bạc. Hình tượng cá vàng là biểu tượng của sự biết ơn đối với những tấm lòng nhân hậu khi khó khăn, hoạn nan.

 Đồng thời, cá vàng cũng thể hiện ước mơ công lí trừng trị những con người tham lam không đấy, ích kỉ, bạc tình bạc nghĩa. 

 

Mong rằng bài viết Ông lão đánh cá và con cá vàng sẽ giúp ích cho các bạn học sinh trong chương trình văn 6!