Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng- Soạn văn lớp 6
Câu 1: Trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng có mấy lần ông lão ra biển gọi con cá vàng? Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Hãy nêu tác dụng của biện pháp này.
Trong truyện, ông lão đánh cá đã ra biển gọi cá vàng đúng năm lần.
Tác dụng của biện pháp lặp lại: Biện pháp lặp lại là một biện pháp nghệ thuật mà truyện cổ tích thường dùng. Qua .những lần lặp lại (5 lần ra biển) sự việc cứ tăng tiến thêm, ví dụ như sự tham lam, sự đòi hỏi, sự bội bạc của mụ vợ cứ ngày một tăng cao thêm
Câu 2: Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển thay đổi như thế nào?
Mỗi lần ông lão ra biển, cảnh biển lại thay đổi:
Lần đầu ông ra biển gọi cá: biển gợn sóng êm ả.
Lần thứ hai ông ra biển gọi cá: biển xanh đã nổi sóng.
Lần thứ ba ông ra biển gọi cá: biển nổi sóng dữ dội.
Lần thứ tư ông ra biển gọi cá: biển nổi sóng mù mịt.
Lần thứ năm ông ra biển gọi cá: một cơn giông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.
Cảnh biển có sự thay đổi như vậy vì biển cũng tham gia vào câu chuyện, thấy mụ vợ ngày càng tỏ ra tham lam, tàn nhẫn hơn, biển cũng nổi giận nhiều hơn.
Câu 3: Em có nhận xét gì về lòng tham và sự bội bạc của nhân vật mụ vợ? Sự bội bạc của mụ đốí với chồng đã tăng lên như thế nào? Khi nào sự bội bạc của mụ đi đến tột cùng?
Đó là lòng tham không có mức độ, cáng sung sướng, giàu có, cao sang thì càng tham hơn.
Đó là lòng tham không đáy.
Sự bội bạc của mụ vợ cũng đồng hành với sự tham lam cứ nhân mãi lên:
- Lần thứ nhất, mụ mắng chồng.
- Lần thứ hai, mụ quát chồng to hơn.
- Lần thứ ba, mụ nhiếc móc chồng là "đồ ngu" và xưng "tao" với chồng.
- Lần thứ tư, mụ mắng lão một thôi và bắt lão xuống quét dọn chuồng
ngựa.
- Lần thứ năm, mụ lại nổi giận đòi làm nữ hoàng và sau đó mụ nổi trận lôi đình tát vào mát ông lão.
- Lần thứ sáu, mụ không thèm nhìn chồng, ra lệnh cho lính hầu đuổi chồng đi.
- Lần thứ bảy, mụ lại nổi cơn thịnh nộ, sai người bắt ông lão đến đòi làm Long Vương.
- Sự bội bạc của mụ không phải chỉ là đôi xử không tốt với chồng mà còn là bội bạc cả với cá vàng, kẻ đã giúp mụ thỏa mãn được nhiều yêu cầu tham lam để trở nên một bà hoàng giàu có, sang trọng, quyền quý.
Sự bội bạc này lên tới điểm cao tột cùng khi mụ muôn làm Long Vương để cá vàng phải hầu hạ mụ và phải làm theo mọi ý muốn của mụ
Câu 4. Câu chuyện đã được kết thúc như thế nào? Ý nghĩa của cách kết thúc đó.
- Câu chuyện được kết thúc như sau: Cá vàng không nói gì, lặn xuống biển sâu. Ông lão đánh cá đợi cá rồi lát sau trở về thì thấy lâu đài cung điện đã biến mất, chỉ còn thấy túp lều nát ngày xưa và mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.
- Cảnh kết thúc có ý nghĩa như sau: Do quá tham lam và bội bạc, mụ vợ đã bị trừng phạt bằng cách: mụ bị lấy đi tất cả sự giàu sang đã có nhờ quyền phép của cá vàng và mụ bị đẩy trở lại cảnh nghèo khổ ban đầu.
Câu 5: Cá vàng trừng trị mụ vợ vì tội tham lam hay tội bội bạc? Hãy nêu ý nghĩa tượng trưng của hình tượng con cá vàng.
Cá vàng trừng trị mụ vì cả hai tội quá tham lam và bội bạc nhưng đặc biệt, là tội bội bạc.
Cá vàng là hình tượng tượng trưng cho lòng biết ơn đối với những người hiền lành, nhân hậu, đồng thời cũng thể hiện một chân lí .ở đời: "ở lành gặp lành, ở ác gặp ác", về mặt này cá vàng tượng trưng cho. một sức mạnh kì bí sẵn sàng trừng trị kẻ độc ác.
Chú ý:
Ông lão đánh cá và con cá vàng là truyện cổ tích dân gian Nga do A.Pu-skin kể lại. Truyện sử dụng những biện pháp nghệ thuật rất tiêu biểu của truyện cổ tích như: sự lặp lại tăng tiến cùa các tình huống cốt truyện, sự đối lập giữa các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang tưởng. Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.
II. LUYỆN TẬP
Về ý kiến đổi tên truyện thành Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng:
Chúng ta thấy việc đổi tên này không cần thiết vì trong diễn biến câu chuyện thì ông lão luôn trực tiếp gặp gỡ và trao đổi ý kiến với cá vàng. Việc đặt tên tác phẩm như tác giả đã đặt là hợp lí.