Ôn tập về văn bản thuyết minh- soạn văn 8
Câu 1. Hãy nêu cách lập ý và lập dàn bài đối với các đề bài sau:
a) Giới thiệu một đồ dùng
Giới thiệu cái máy giặt (Dàn bài)
-Mở bài. - Mẹ em-mới mua về một cái máy giặt nhãn hiệu Sanyo.
Mục đích mua: Để bớt đi một phần công việc trong nhà.
-Thăn bài: - Hình dáng cái máy giặt: hình khối chữ nhật.
Màu sơn: trắng sữa..
Cấu tạo:.Máy có nắp mở ở phía trên. Dây điện và ống dẫn nước ở phía sau. Vòi xả nước ở phía dưới.
Cách sử dụng máy: Mở nắp rỵubỏ quần áo vào — đổ xà bông vào — đậy nắp — hạ ống xả xuống thấp — cắm điện — ấn nút trên bảng điều khiển cho máy hoạt động. Khi giặt xong, máy tự động ngắt điện. Sau khi nghe những âm thanh tín hiệu báo là công việc đã hoàn tất, mở nắp lấy quần áo ra phơi rồi lại đậy máy lại.
- Kết bài: Nói về sự tiện lợi của máy giặt.
b) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh:
- Mở bài: giới thiệu chung về thắng cảnh (vị trí địa lý, bao gồm những bộ phận nào...)
- Thân bài: lần lượt mô tả, giới thiệu từng phần trong danh lam thắng cảnh.
- Kết bài: vị trí của thắng cảnh trong đời sống tình cảm của con người.
c) Giới thiệu một thế loại văn học
- Mở bài: Nêu định nghĩa chung về thế loại đó
- Thân bài: Nêu các đặc điểm của thế loại đó (có ví dụ kèm theo minh họa)
- Kết bài: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của thế loại văn học đó.
d) Giới thiệu một phương pháp (làm đồ dùng học tập, thí nghiệm)
Nguyên vật liệu
Cách thức tiến hành (giới thiệu theo trình tự) .
Kết quả thu được và yêu cầu chất lượng đối với đồ dùng học tập hay thí nghiệm đó.
- Ví dụ dàn ý giới thiệu thế thơ lục bát
Mở bài: Lục bát là thế thơ dân tộc, được hoàn thiện trong văn chương ở thế kỷ XVIII với tác phấm “Truyện Kiều” (Nguyễn Du)
Thân bài: Các đặc điểm của thể thơ lục bát.
- Số lượng tiếng cố định: dòng 6 tiếng (câu lục) và dòng 8 tiếng (câu bát).
- Hiệp vần: vừa hiệp vần chân vừa hiệp vần lưng. Tiếng cuối câu bát hiệp vần tiếng cuối câu lục tiếp theo.
- Phối điệu (luật bằng trắc):
+ Tiếng chẳn có qui định (tiếng thứ 2, thứ 6 và thứ 8 bằng, tiếng thứ 4 trắc)
+ Trong câu bát, lây tiêng thứ 6 làm căn cứ tìm thanh ch liêng thứ 2 và thứ 8 (nếu tiếng thứ 6 là thanh huyền thì tiếng: :hu 2 và 8 là thanh không hoặc ngược lại)
- Nhịp: thường ngắt nhịp chẳn, mỗi nhịp 2 tiếng.
Kết bài: Lục bát dân tộc đã được gìn giữ và phát huy ở những nhà thơ lớn về sau. Thể thơ này kết tinh tinh hoa, hồn vía người Việt, văn hóa Việt
Câu 2. Tập viết đoạn văn theo các đề bài sau:
CÂY CHUỐI
Chuối là một loại cây ăn quả được trồng nhiều ở nước ta. Chuối trồng nhiều nên miền quê nào cũng có.
Cây chuối đã trưởng thành cao chừng hai mét. Những bẹ chuối - cuồng lá - bọc chặt lây nhau mà tạo nên thân chuối tròn và to. Núp kín dưới đát là gốc thường được gọi là củ chuối có nhiều rẻ mọc tủa ra xung quanh. Phía trên thân là những tàu lá chuối xòe ra như là những chiếc quạt khổng lồ. Lá chuối dễ bị gió thổi rách nên có tàu lá bị rách bươm ra thành nhiều mảnh nhỏ. Trên ngọn cây có một “chiếc gậy* màu xanh nhạt ló ra, chĩa thẳng lên trời. "Chiếc gậy” đó sẽ lớn dần rồi mơ ra thành một tàu lá mới. Mỗi cây chuôi chỉ trổ buồng một lần. Khi chuôi trổ buồng thì hoa chuối cũng mọc ra từ‘phía ngọn. Hoa chuối-cồn gọi ỉà bắp chuối - cố màu đỏ sậm, phía ngoài phủ một lớp phấn trắng. Các cánh hoa cứ dần dần mở ra để lộ các nải chuôi non màu xanh nhạt nằm ở bên trong. Khi hoa chuối đã nở ra chừng mươi nải, người ta thường cắt phần còn lại của hoa chuối đi để quả chuối ở các nải được to và ngon. Có những buồng chuôi phát triển quá lớn và rất nặng, người ta phải lấy gậy tre chống cho khỏi gãy đổ. Khi đã chặt lấy buồng chuối già rồi thì Iìgười ta cũng chặt luôn cây chuối mẹ đế cắc cây con có thể phát trieo mạnh.
Trồng chuối thật là có ích. Trái chín thơm ngon và bổ dưỡng- chín còn có thể bóc vỏ, sây khô, đóng hộp. Lá chuối cũng có thể dùng gói nhiều loại bánh dân gian như bánh tét, bánh chưng, bánh ít, trồng chuối trên một vùng đất rộng để làm hàng xuất khẩu thì cần chọn con giống, việc bón phân, tưới nước cần phải làm đúng kĩ thuật có thể đạt kết quả cao.