Đăng ký

Những bài văn mẫu phân tích tác phẩm Bắc sơn lớp 9

1,704 từ

Chủ đề cách mạng in đậm trong vở kịch "Bắc Sơn" của Nguyễn Huy Tưởng. Xung đột kịch thể hiện tập trung trong hồi 4 đã dựng nên một hình tượng bi tráng về người phụ nữ dân tộc Tày, tiêu biểu cho hàng nghìn, hàng vạn quần chúng được giác ngộ trong đấu tranh, trong mất mát đau thương đã đứng hẳn về phía cách mạng. Cùng Cunghocvui.com tìm hiểu vở kịch qua bài phân tích dưới đây

Quang cảnh Bắc Sơn

Quang cảnh Bắc Sơn

Bắc Sơn

I.  - Bắc Sơn, một vùng núi non hiểm trở thâm u, cô tịch thuộc tính Lạng Sơn bỗng trở thành địa danh lay động hồn dân tộc. Nơi đây, cuối năm, một cuộc khói nghĩa oanh liệt dã nổ ra. Và giặc Pháp đã đàn áp dã man khiến:

Bắc Sơn! Đây hố sâu mồ chôn
Rừng núi vang tiếng hú căm hờn
Bắc Sơn! Khỉ bóng trăng mờ sương
Bấc Sơn! Không bóng người dưới thôn

  - Cuộc khởi nghĩa hào hùng và bi tráng đã được Nguyễn Huy tưởng dựng thành vở kịch Bắc Sơn.

Soạn bài Bắc Sơn

II.   - Trước cái chết cùa cha và em trai, mẹ bỏ nhà đi lang thang, Thơm nghi ngờ chồng nhưng Ngọc cứ chối quanh co. Một đêm, Ngọc cùng bọn phản động lùng bắt Thái và cửu, hai người cách mạng đang lẩn trốn vào nhà Thơm. Thơm giấu hai người ở trong buồng (Lóp II). Ngọc cùng toán người đi lùng bắt ghé về nhả. Hai vợ chồng nói chuyện với nhau. Càng nói chuyện Ngọc càng lộ rõ bộ mặt phản động của y trước khi y rời nhà tiếp tục cuộc truy bắt Cửu và Thái (lớp III).
- Tình huống gay cân trong hai lứp kịch:
+ Ở lớp 11, sự xuất hiện của cửu, Thái: hai cán hộ cách mạng bị Ngọc truy bắt, xuất hiện ở nhà Ngọc là một tình huống gây căng thẳng ở người xem.
-    Cách xử lí của cửu và Thái trong việc vào nhầm nhà:
Cách xử lí của Thơm - vợ cúa Ngọc: hoặc che giàu thì sẽ gặp nguy hiểm, hoặc để Ngọc bắt Thái, Cửu thì sẽ yên thân và giàu có.
+ Ớ lóp 11, sự xuất hiện của Ngọc đẩy tình huống lên đỉnh điểm. Thái và Cửu đang trốn trong buồng có lối đi ra vươn thì vô tình bị người của Ngoe chặn lại. Thơm phải nói lớn để Thái và Cửu nghe, lại ngọt ngào với chồng, tìm cách cho chồng rơi khỏi nhà càng nhanh càng tốt. Nhưng liệu Thái và cửu, kể cả Thơm có không lộ hí mật chăng?
+    Phân tích tâm trạng và hành động của Thơm:
+ Tâm trạng: Lo âu cho số phận của Thái và Cửu.
•    Thái độ:
-    Với Thái và Cứu: Chấp nhận nguy hiểm, “Tôi chết thì chết, chứ tôi không báo hai ông đâu ”.
-    Với chồng (Ngọc): Nhỏ nhẹ, khéo léo và muốn chồng rời khỏi nhà càng sớm càng tốt: “Thế nào, có đi không?”
•    Hành động:
-    Chỉ cho Thái và Cửu trốn vào buồng.
-    Nói to: “Đằng sau nhà! Ở chỗ buồng đi ra ấy à ?” đế Thái, cửu nghe và đừng đi ra ngả đó.
-    Khéo léo nói chuyện với chồng, nhờ vậy mới thấy rõ bộ mặt phản động của hắn, biết hắn đang lùng du kích cách mạng, bát Thái, Cửu để chuyên hẳn tình cảm về phía cách mạng.
+    Phân tích nhân vật: Bằng nghệ thuật tạo tình huống éo le, mâu thuẫn nội tại để xây dựng nhân vật:
+ Ngọc: Bằng thủ pháp tạo mâu thuẫn, tác giả đã cho nhân vật Ngọc bộc lộ bản chất tham lam, ghen tị, hám danh và trỏ thành kẻ phản động.
-    Bản chất tham lam: Ham muốn địa vi. quyền lưc, tiền tài. Hắn bảo với Thơm: “Bắt được hai thằng ấy (Thái và Cửu) thì cũng dược vài ngàn dồng. Chia cho tất cả anh em một nửa. cái nhà này thế là lấy xong. Tậu được mấy mẫu ruộng, chạy được cái hàm cừu phẩm”.
Chính vì bản chất đó, Ngọc đã hành động bộc lộ hành vi Việt gian của hắn. Nhờ vậy Thơm nhận ra bộ mặt phản động của chồng để hướng tâm tư của mình về phía cách mạng, sắp đặt mưu kế để cứu Thái và cửu.
Trong lúc đó, tính cách của Thái và Cửu cũng trái ngược nhau. Chính tính cách trái ngưực ấy dẫn đến hành vi tạo nên sự căng thẳng ở người xem:
+ Tính cách của Cửu: Nóng nảy, ít suy nghĩ trươc khi hành động. Ngay đầu lớp II, khi biết vào nhầm nhà, cửu đã “chĩa súng định bắn" Thơm. Ngoài tình nóng nảy, Cửu còn là người hoài nghi và biết hối lỗi.
+ Tính cách của Thái: Bình tĩnh, biết nhìn và nhận xét người đối diện. Ngoài việc can ngăn Cửu không nên hành động nông nổi, Thái luôn tỏ thái độ bình tĩnh để giải quyết tình huống khé khăn, nguy hiểm đến tính mạng làm suy giảm lực lượng cách mạng đang suy yếu. Lúc mà Cửu nóng nảy thì anh can; lúc Cửu hối hận, lúng túng thì anh nhắc nhở: “Phàn nàn vô ích! Dừng cuống mới được”\ lúc Cửu không tin người và tuyệt vọng thì anh truyền cho niềm tin và hi vọng: “Tôi biết cô Thơm. Anh đừng nghi dòng máu cụ Phương”. Nhờ thế mà Thơm càng cố gắng tìm cách để cứu hai người thoát khỏi sự truy bắt của Ngọc và đồng bọn.

Phân tích vở kịch Bắc Sơn
III.    - Xây dựng tình huống: bất ngờ (Cửu và Thái chạy vào'nhà Thơm trốn). Chính sự bất ngờ ấy gắn liền với sự éo le (Ngọc, chồng của Thơm, kẻ đang lùng bắt Cửu và Thái ghé qua nhà).
-    Ngôn ngữ đối thoại và các phụ chú về cử chỉ và thái độ của nhân vật tuy có chỗ hơi dài nhưng đủ sức tạo căng thẳng.
-    Với hai đặc điểm ấy, hồi bốn của vở kịch thể hiện sự gay cấn trong xung đột làm sống lại trong lòng khán giả vùng đất sau này trở thành chiến khu oai hùng.

 

Mong rằng bài viết về tác phẩm Bắc Sơn sẽ giúp các bạn có thêm nhiều hiểu biết về vở kịch này!
 

shoppe