Đăng ký

Lý thuyết Tính chất hóa học của bazơ đầy đủ nhất

Tính chất hóa học của bazơ là một bài lý thuyết tổng quan nhất về phân loại cũng như các tính chất hóa học của bazơ. Cunghocvui xin gửi tới các bạn bài lý thuyết và các dạng bài tập tự luận bài 7 tính chất hóa học của bazơ lớp 9 đầy đủ và chi tiết nhất. Mong rằng những kiến thức này sẽ hữu ích với các bạn!

A. Tóm tắt lý thuyết tính chất hóa học của bazơ Hóa 9. Nêu tính chất hóa học của bazơ

1. Phân loại bazơ

- Theo tính tan của bazơ trong môi trường nước, người ta chia bazơ làm hai loại như sau:

+ Bazơ có tính tan trong nước để tạo ra dung dịch bazơ hay còn có một tên gọi khác là dung dịch kiềm. Một số bazơ tan trong nước bao gồm:\(NaOH, KOH, Ba(OH)_{2},Ca(OH)_{2}, LiOH, Sr(OH)_{2}, CsOH\)

+ Bazơ không có tính tan trong nước ví dụ như:\(Cu(OH)_{2},Fe(OH)_{3}, Al(OH)_{3}, Mg(OH)_{2}\),.....

2. Một số tính chất hóa học chung của bazơ

a, Bazơ phản ứng với chất chỉ thị màu

- Khi tác dụng với giấy quỳ tím, dung dịch bazơ làm cho giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh. 

- Khi tác dụng với phenolphtalein, dung dịch bazơ làm cho phenolphtalein từ không màu đổi sang màu đỏ.

b, Phản ứng với oxit axit 

Dung dịch bazơ phản ứng với oxit axit để kết quả thu về một muối và nước.

Ví dụ: \(2NaOH+SO_{2}\rightarrow Na_{2}SO_{3}+H_{2}O\)

           \(3Ca(OH)_{2}+P_{2}O_{5}\rightarrow Ca_{3}(PO_{4})_{2}+3H_{2}O\)

c, Cả hai loại bazơ phản ứng với axit để thu về một muối và nước

Ví dụ: \(KOH+HCl\rightarrow KCl+H_{2}O\)

d, Dung dịch bazơ phản ứng với dung dịch muối để kết quả thu về một muối mới và một bazơ mới

Ví dụ: \(2Na(OH)+CuSO_{4}\rightarrow Na_{2}SO_{4}+Cu(OH)_{2}\)

e, Bazơ thuộc loại không tan bị phân hủy dưới điều kiện có sự xúc tác của nhiệt độ để kết quả thu về oxit và nước. 

Ví dụ: \(Cu(OH)_{2}\overset{t^0}{\rightarrow}CuO+H_{2}O\)

B. Làm bài tập tính chất hóa học của bazơ

Bài 1: Một lượng 2,81g hỗn hợp bao gồm 3 chất là \(Fe_{2}O_{3},MgO,ZnO\) trong trạng thái được hòa tan một cách hoàn toàn bằng một lượng 500ml dung dịch \(H_{2}SO_{4}\) 1M. Sau phản ứng, kết quả thu về được một muối sunfat khan. Nếu cô cạn dung dịch này thì sẽ thi về một khối lượng bằng bao nhiêu?

Đáp số: Khối lượng khi cô cạn muối sunfat khan là 6,81g

Bài 2: 200ml và 200g lần lượt là dung tích và khối lượng của hai chất \(NaOH \) và \(Al_{2}(SO_{4})_{3}\) 1,71% trong trạng thái phản ứng với nhau. Biết rằng sau khi tác dụng, kết quả thu về được một lượng 0,78g một chất kết tủa. Hỏi khi tham gia vào phản ứng, nồng độ mol/l của \(NaOH \) là bao nhiêu?

Đáp số: Nồng độ mol/l của \(NaOH \) là 0,35M

Bài 3: 400ml là một lượng dung dịch \(NaOH \) 1M trong trạng thái phản ứng với một lượng 160ml dung dịch mà trong đó tồn tại hai chất là \(Fe_{2}(SO_{4})_{3}\) 0,125M và \(Al_{2}(SO_{4})_{3}\)0,25M. Sau khi tác dụng kết quả thu về được một kết tủa. Xúc tác nhiệt độ vào kết tủa đó trong trạng thái nung không làm thay đổi về yếu tố khối lượng thì kết quả được một chất rắn. Hỏi khối lượng chất rắn là bao nhiêu? Trong dung dịch, nồng độ mol/l của muối tạo thành là bao nhiêu?

Đáp số: Khối lượng của chất rắn là 5,24g và nồng độ mol/l của muối là 0,07M

Bài 4: Bài 3: 9,2g là một lượng Na trong trạng thái phản ứng với một lượng 160ml dung dịch A với khối lượng riêng là 1,25g/ml mà trong đó tồn tại hai chất là \(Fe_{2}(SO_{4})_{3}\) 0,125M và \(Al_{2}(SO_{4})_{3}\)0,25M. Sau khi tác dụng kết quả thu về được một kết tủa. Xúc tác nhiệt độ vào kết tủa đó trong trạng thái nung không làm thay đổi về yếu tố khối lượng thì kết quả được một chất rắn. Hỏi khối lượng chất rắn là bao nhiêu? Trong dung dịch, nồng độ phần trăm của muối tạo thành là bao nhiêu?

Đáp số: Khối lượng chất rắn là 2,04g và nồng độ % của dung dịch là 1,63%

Bài 5: Cho một lượng 200ml một dung dịch \(NaOH \) x(M) phản ứng với một lượng 120ml một dung dịch \(AlCl_{3}\)1M. Kết quả thu về được một lượng 7,8g kết tủa. Hỏi X mang giá trị bao nhiêu?

Đáp số: x = 1,9M

Tham khảo thêm >>> Giải bài tập sách giáo khoa bài 7 Tính chất hóa học của bazơ Hóa 9

Với bài viết tính chất hóa học của bazơ, Cunghocvui đã đem đến cho các bạn bài tổng hợp lý thuyết và các dạng bài tập đầy đủ và chi tiết nhất. Nếu có đóng góp hay thắc mắc gì về bài 7 tính chất hóa học của bazơ lớp 9, các bạn hãy để lại comment ở dưới phần bình luận nhé!