Lý thuyết phân bón hóa học chuẩn nhất
Phân bón hóa học là một bài viết tổng quan về lý thuyết phân bón, nằm trong chương I nghiên cứu về Các loại hợp chất vô cơ Hóa 9. Cunghocvui xin gửi tới các bạn bài viết về phân bón hóa học lớp 9 đầy đủ và chi tiết nhất. Hy vọng bài viết tổng quan này sẽ giúp ích các bạn!
A. Tóm tắt lý thuyết về các thành phần của thực vật
I - Thành phần của thực vật
Trong thành phần của thực vật, ta có: 90% là nước và 10% còn lại bao gồm một số chất khô như C, H, O, N, P, K, Mg, S và một số nguyên tố vi lượng như B, Cu, Zn, Fe, Mn.
II - Nguyên tố có vai trò gì đối với thực vật?
- Một số nguyên tố hóa học có vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng và phát triển của thực vật:
+ Trong thực vật, gluxit bao gồm được đường, xenlulozo và tinh bột được tổng hợp thông qua quá trình quang hợp nhờ vào một số nguyên tố như cacbon (C), hidro (H) và oxi (O).
+ Giúp cây trồng phát triển một cách mạnh mẽ nhờ vào nguyên tố hóa học N.
+ Protein trong cây được tổng hợp từ nguyên tố hóa học S.
+ Diệp lục của cây sinh sản được nhờ vào hai nguyên tố hóa học là Ca và Mg.
+ Bộ rễ của cây được kích thích sự sinh trưởng và phát triển nhờ vào nguyên tố hóa học P.
+ Thực vật ra nhiều hoa, hạt và lượng chất diệp lục được tổng hợp nhiều nhờ vào nguyên tố hóa học K.
+ Bên cạnh những nguyên tố hóa học cây còn cần một số các nguyên tố vi lượng để cho sự phát triển, sinh trưởng.
- Với các nguyên tố vi lượng, dùng một lượng thừa hay thiếu cũng đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Vì vậy muốn cho các nguyên tố vi lượng phát huy đúng công dụng của nó, cần dùng với một lượng vừa đủ.
B. Tóm tắt lý thuyết hóa 9 phân bón hóa học
Hình ảnh phân bón hóa học
I - Khái niệm về phân bón hóa học. Phân bón hóa học là gì?
Những hóa chất mà trong thành phần cấu tạo của nó bao gồm một số nguyên tố hóa học chứa chất dinh dưỡng như là photpho (P), kali (K), nitơ (N),...với mục đích sử dụng trong cuộc sống là bón cho cây trồng nhằm giúp cây phát triển, tăng năng suất thì những hóa chất ấy được gọi là phân bón hóa học.
II - Các loại phân bón hóa học thường được dùng trong cuộc sống. Phân bón hóa học gồm những loại nào?
1. Phân bón dạng đơn (Phân bón mà trong đó chỉ bao gồm duy nhất một nguyên tố dinh dưỡng)
a, Phân đạm (Phân bón chứa nguyên tố hóa học N)
- Một trong những tác dụng của phân đạm là cấp một lượng vừa đủ nitơ cho cây trồng thông qua dạng là ion nitrat \(NO_{3}^{-}\) v và ion amoni \(NH_{4}^{+}\) để quá trình phát triển của cây diễn ra một cách mạnh mẽ hơn và cho nhiều hạt, củ quả.
- Một số phân đạm thường dùng cho cây trồng:
+ Nếu trong thành phần phân bón chứa một lượng 46% là nitơ thì đó là phân bón hóa học Ure \(NH_{4}(NH_{2})_{2}\). Một trong những tính chất của phân bón Ure \(NH_{4}(NH_{2})_{2}\) là có tính tan ở trong môi trường nước. Cách bón phân Ure: Ta có thể trộn phân đạm Ure với một lượng mùn cưa hoặc đất để bón vào hai vị trí: vào gốc cây hoặc phun lên lá cây chứ không được bón tập trung vì sẽ khiến cây bội thực nitơ.
+ Nếu trong thành phần phân bón chứa một lượng 35% là nitơ thì đó là phân bón hóa học Amoni nitrat \(NH_{4}NO_{3}\). Một trong những tính chất của phân bón Amoni nitrat \(NH_{4}NO_{3}\) là có tính tan ở trong môi trường nước. Phân \(NH_{4}NO_{3}\) sẽ dùng một lượng nhỏ cho lúa bằng phương pháp bón thúc và bón cho một số loại cây trồng công nghiệp như cà phê, mía, chè,...
+ Nếu trong thành phần phân bón chứa một lượng 21% là nitơ thì đó là phân bón hóa học Amoni sunfat \((NH_{4})_{2}SO_{4}\). Một trong những tính chất của phân bón Amoni sunfat \((NH_{4})_{2}SO_{4}\) là có tính tan ở trong môi trường nước. Cách bón phân \((NH_{4})_{2}SO_{4}\) là dùng phương pháp bón thúc và chia ra thành nhiều đợt bón.
b, Phân lân (Phân bón chứa nguyên tố hóa học P)
- Một trong những tác dụng của phân lân đối với cây trồng là cấp cho cây trồng một lượng photpho thông qua dạng ion photphat để quá trình trao đổi chất giữa cây và môi trường bên ngoài, trao đổi chất, năng lượng được diễn ra một cách nhanh chóng hơn. Hơn nữa, khi cây trồng được cung cấp một lượng vừa đủ thì lá cây sẽ khỏe, hạt chắc và củ quả sẽ to, tăng về năng suất cây trồng.
- Một số phân lân được dùng cho cây trồng:
+ Nếu trong thành phần phân bón chứa một lượng lớn \(Ca_{3}(PO_{4})_{2}\) thì đó là phân bón photphat tự nhiên. Một trong những tính chất của phân bón photphat tự nhiên là không có tính tan trong môi trường nước và tan với tốc độ chậm trong môi trường đất chua.
+ Nếu trong thành phần của phân bón chứa một lượng lớn \(Ca(H_{2}PO_{4})_{2}\) thì đó là phân bón Supephotphat. Một trong những tính chất của phân bón Supephotphat là có tính tan trong môi trường nước.
c, Phân kali (Phân bón chứa nguyên tố hóa học K)
- Phân kali bao gồm một số phân bón như \(KCl, K_{2}SO_{4}\),... Tất cả những phân bón này đều có tính tan trong môi trường nước.
- Một trong những tác dụng của phân kali đối với cây trồng là cấp cho cây trồng một lượng kali thông qua dạng ion \(K^+\) để quá trình hấp thụ đạm từ môi trường bên ngoài của cây diễn ra hiệu quả hơn và cần thiết cho việc cây tạo ra chất đường, chất dầu. Hơn nữa, khi cây trồng được cung cấp một lượng vừa đủ phân kali thì cây sẽ tăng cường sức đề kháng, chống bệnh và tăng cường khả năng chống rét và chịu hạn.
- Lưu ý khi sử dụng phân bón hóa học kali:
+ Nên kết hợp bón phân kali với một số loại phân bón khác chứ không nên bón một mình. Có hai cách bón phân kali đó là bằng phương pháp bón thúc hoặc hòa vào với nước tạo thành một dung dịch để phun lên lá trong khoảng thời gian thích hợp như thời gian kết hoa, tạo củ của cây trồng.
+ Không nên bón nhiều phân kali vì tác hại của phân bón hóa học 9 kali là sẽ gây hưởng xấu đến rễ của cây (gây ra hiện tượng teo rễ).
2. Phân bón dạng kép (Phân bón mà trong thành phần của nó bao gồm từ hai nguyên tố dinh dưỡng trở lên)
- Nếu trong thành phần phân bón chứa ba hợp chất \(NH_{4}NO_{3},(NH_{4})_{2}HPO_{4},KCl\) thì đó là phân bón NPK.
- Nếu trong thành phần phân bón chứa hai hợp chất \(NH_{4}H_{2}PO_{4},(NH_{4})_{2}HPO_{4}\) thì đó là phân bón amophot.
3. Phân bón vi lượng
- Phân bón vi lượng là dạng phân bón trong thành phần chứa một lượng nhỏ các nguyên tố bo, kẽm, mangan,... Các nguyên tố này luôn được tồn tại dưới dạng của một hợp chất.
- Một trong những tác dụng của phân bón vi lượng đối với cây trồng là giúp cho quá trình phát triển và trao đổi chất của cây với môi trường bên ngoài diễn ra một cách nhanh chóng hợp, giúp cho quá trình quang hợp của cây đạt hiệu quả cao hơn.
- Cách sử dụng phân bón hóa học vi lượng: Không nên bón phân vi lượng riêng lẻ mà nên kết hợp với một số loại phân bón khác như phân bón vô cơ hoặc phân bón hữu cơ.
4. Tổng kết về phân bón hóa học
C. Bài tập về phân bón hóa học
Câu 1: Trong một lượng 200g một phân bón Amoni sunfat thì nguyên tố N nặng:
\(A. 34,43g\) \(B. 42,42g\)
\(C. 24,24g\) \(D. 43,34g\)
Câu 2: Phân bón hóa học amophot được cấu tạo từ những thành phần chính bao gồm:
\(A. Ca_{3}(PO_{4})_{2},(NH_{4})_{2}HPO_{4}\) \(B. NH_{4}NO_{3}, Ca(H_{2}PO_{4})_{2}\)
\(C. NH_{4}H_{2}PO_{4},(NH_{4})_{2}HPO_{4}\) \(D. NH_{4}H_{2}PO_{4},Ca_{3}(PO_{4})_{2}\)
Câu 3: Hai thành phần chính chứa trong phân bón NPK là:
\(A. (NH_{4})_{2}HPO_{4}, KNO_{3}\) \(B. (NH_{4})_{2}HPO_{4}, NaNO_{3}\)
\(C. (NH_{4})_{3}PO_{4}, KNO_{3}\) \(D. NH_{4}H_{2}PO_{4}, KNO_{3}\)
Câu 4: Chọn nhận định trong các nhận định sau đây:
A. Hai hợp chất chính cấu thành nên phân bón hóa học supephotphat bao gồm \(Ca(H_{2}PO_{4})_{2}\) và \(CaSO_{4}\).
B. Trong phân bón hóa học supephotphat chỉ có một thành phần chính duy nhất là \(Ca(H_{2}PO_{4})_{2}\).
C. Một trong những biện pháp người ta thường dùng để hạn chế độ chua của đất là sử dụng vôi sống.
D. Nitơ được đưa vào trong cây trồng nhờ phân lân.
Câu 5: Dùng một lượng 100ml một dung dịch NaOH có nồng độ mol là 1M để phản ứng với một lượng 50ml một dung dịch \(H_{3}PO_{4}\) có nồng độ mol là 1M. Kết quả thu về được một muối. Hỏi nồng độ mol của muối thu được là:
\(A. 0,55M\) \(B. 0,44M\)
\(C. 0,22M\) \(D. 0,33M\)
Câu 6: Ure thuộc loại phân bón hóa học nào?
A. Phân bón tổng hợp B. Phân bón dạng đơn
C. Phân bón dạng kép D. Phân bón vi lượng
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | B | C | A | C | D | B |
Xem thêm >>> Giải bài tập bài 11 Phân bón hóa học Hóa 9
Với bài viết hóa 9 phân bón hóa học, Cunghocvui đã đem lại cho các bạn kiến thức đầy đủ. Nếu có đóng góp gì cho phân bón hóa học lớp 9, hãy để lại comment dưới bình luận nhé!